Bệnh bạch cầu là dạng ung thư máu phổ biến nhất hiện nay, ảnh hưởng đến các tế bào mạch máu của cơ thể, phá hủy các tế bào máu khỏe mạnh. Bệnh bạch cầu ảnh hưởng đến hơn 1 triệu trẻ em mỗi năm với các triệu chứng phổ biến như:
1. Dễ bầm tím
Trẻ em rất hiếu động, dành nhiều thời gian vui chơi và học hỏi những điều mới mẻ. Vì vậy, không có gì lạ khi trẻ bị ngã, bị thương và bầm tím liên tục. Tuy nhiên, nếu cha mẹ để ý thấy con dễ bị bầm tím dù chỉ ngã hoặc va chạm nhẹ thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu.
2. Chảy máu mũi
Nếu bạn nhận thấy con mình bị chảy máu mũi liên tục, vào những thời điểm ngẫu nhiên mà không có nguyên nhân cụ thể nào khác, chẳng hạn như say nắng hoặc chấn thương mũi, thì đó có thể là một triệu chứng khác của bệnh bạch cầu. Nguyên nhân là do các mạch máu ở mũi trở nên yếu hơn và có xu hướng dễ bị vỡ khi trẻ mắc bệnh này.
3. Chán ăn
Chán ăn là tình trạng xuất hiện ở hầu hết các trẻ em. Khi 1 đứa trẻ bị bệnh bạch cầu, tác tế bào có thể tích tụ trong da và lá lách, khiến ruột sản xuất ít dịch tiêu hóa hơn, giảm cảm giác đói và gây nên tình trạng chán ăn.
4. Nhiễm trùng thường xuyên
Nếu bạn nhận thấy con mình liên tục bị nhiễm trùng, ngay cả sau khi điều trị, đó có thể là một dấu hiệu khác của bệnh bạch cầu. Căn bệnh ung thư này ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu và bắt đầu tiêu diệt chúng từ từ. Bệnh bạch cầu có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể khiến cơ thể yếu đi, khó khăn trong việc chống chọi với bệnh tật.
5. Đau dạ dày
Thỉnh thoảng, nhiều trẻ bị đau bụng do khó tiêu và đầy hơi. Tuy nhiên, nếu chamej thấy con mình bị đau bụng liên tục và cấp tính mà không kèm theo chứng khó tiêu thì đó có thể là do các tế bào ung thư bạch cầu tích tụ trong dạ dày đã ảnh hưởng đến các mô của dạ dày.
6. Khó thở
Như chúng ta đã biết, máu lưu thông đến mọi bộ phận, cơ quan trong cơ thể, trong đó có phổi. Vì vậy, khi có tế bào ung thư trong máu, chúng bắt đầu phá hủy các tế bào của phổi, do đó gây ra các vấn đề về hô hấp như khó thở và thở khò khè ở trẻ em.
7. Đau khớp
Nếu gần đây bạn nhận thấy con mình kêu đau khớp ở đầu gối, khuỷu tay, lưng… dù không có vết thương nào gây ra những cơn đau này thì đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu. Sự tích tụ của các tế bào ung thư trong máu xung quanh khớp có thể gây viêm và đau.
8. Thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng các tế bào hồng cầu trong cơ thể giảm số lượng và dẫn đến suy nhược cũng như các triệu chứng khác. Nếu bạn nhận thấy con mình đang có các triệu chứng thiếu máu, chẳng hạn như chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn… hãy làm xét nghiệm máu và nếu kết quả cho thấy bé đang mắc thiếu máu, hãy đưa chúng đi kiểm tra bệnh bạch cầu!
9. Sưng tấy
Nếu bạn nhận thấy trẻ bị sưng tấy ở các bộ phận như nách, khớp, cổ, xương đòn… thì đó có thể là một triệu chứng khác của bệnh bạch cầu. Các tế bào ung thư có thể ảnh hưởng đến các tuyến bạch huyết nằm ở những khu vực này của cơ thể và gây sưng tấy.