Dưới đây là những loại thuốc trong ngày Tết bắt buộc các gia đình phải mang theo khi có con nhỏ.
1. Con sốt hoặc đau
Dùng: Nhóm thuốc hạ sốt giảm đau: Paracetamol / đường dùng: uống và đặt hậu môn.
Đường uống: có dạng gói 80 mg, 150mg, 250 mg và 500 mg. Khuyến cáo: Efferalgan.
Đặt hậu môn: dạng viên. Khuyến cáo: 80 mg, 300 mg và 500 mg. Khuyến cáo: Efferalgan.
Ibuprofen: Đường uống dạng siro như Sotstop, Ibufen D.
Trẻ sốt phải dùng nhóm thuốc hạ sốt giảm đau
2. Con bị nôn
Dùng nhóm thuốc chống nôn, giảm đầy bụng chướng hơi.
Đường dùng: uống, Siro: dược chất Doperidon. Khuyến cáo: Motilium.
Viên: dược chất Doperidon viên 10 mg. Khuyến cáo: Motilium – M. Thuốc giảm đầy bụng chướng hơi.
Đường dùng: uống.
Siro: dược chất Simethicone. Khuyến cáo: Espumisan.
Viên: dược chất Simethicone. Khuyến cáo: Espumisan
3. Con bị dị ứng nổi mẩn ngoài da do côn trùng hoặc các nguyên nhân
Dùng thuốc bôi kháng histamin ngoài da hoặc uống.
Đường dùng: uống, bôi. Uống: dược chất Desloratadine. Khuyến cáo: Aerius có 2 dạng Siro và viên 5mg.
Bôi: dược chất Promethazine. Khuyến cáo: Phenergan.
4. Con bị các triệu chứng tiêu hóa: đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước
Dùng thuốc men vi sinh; nhóm thuốc điều trị tiêu chảy và chống tình trạng mất nước và điện giải. Nhóm Men vi sinh.
Đường dùng: uống. Men khuyến cáo nên dùng Saccharomyces Boulardii / Khuyến cáo: Bioflora dạng 100 mg.
Nhóm điều trị tiêu chảy. Đường dùng: uống. Dược chất racecadotril. Khuyến cáo: Hidrasec gói 10 mg và 30 mg.
THUỐC ORESOL. Chống tình trạng mất nước và điện giải. Khuyến cáo luôn cần mang theo với các dạng gói pha với 200 ml nước và 1 lít nước đun sôi để nguội. Không dùng các loại đóng chai pha sẵn có ghi dòng chữ Thực phẩm chức năng và/hoặc các tuyp Oresol.
5. Con có biểu hiện nhiễm khuẩn: thường nhiễm khuẩn tiêu hóa hoặc hô hấp, hoặc da và mô mềm. Các nhiễm trùng đường tiểu
Dùng kháng sinh dựa trên khuyến cáo kháng sinh theo kinh nghiệm với định hướng vi khuẩn theo cơ quan bị bệnh và nhóm tuổi.
BS Nhi khoa Nguyễn Hồng Phong chia sẻ về các loại thuốc bắt buộc trong ngày tết các gia đình phải có.
6. Con bị tai nạn vết thương chảy máu
Chăm sóc các vết thương chảy máu bằng nước muối sinh lý và Betadine.
Các thuốc và vật tư y tế nên mang theo: Thuốc rửa vết thương: Natri clorid 0.9% chai 250 ml, 500 ml.
Thuốc sát khuẩn ngoài da: Betadine 10%, loại này cần phải pha loãng cùng Natri clorid trước khi sử dụng.
Vật tư thuốc tư y tế: bông, gạc y tế, băng Urgo.
7. Con bị đau mắt, mắt có nhử
Phải tra vệ sinh bằng nước muối sinh lý và các thuốc tại chỗ.
Dùng nước muối sinh lý: NaCl 0.9%; Kháng sinh tại chỗ: dược chất Tobramycine. Khuyến cáo: Tobrex 0.3%.
8. Con bị chảy nước mũi, ngạt mũi
Lưu ý rửa mũi tốt cùng với thuốc kháng viêm tại chỗ.
Rửa mũi: tốt nhất khuyến khích dùng các dạng nước muối biển sâu như Sterimar có các loại lứa tuổi sơ sinh cũng như trẻ lớn.
Kháng viêm tại chỗ: Dược chất Tixocortol; Khuyến cáo: Pivalone loại 1% và 0.5%.
9. Con bị ho
- Ho có đờm: Dùng các thuốc long và tiêu đờm => Thuốc: ưu tiên dùng Bromhexine an toàn có thể dùng được cho cả trẻ nhỏ. Khuyến cáo Bisolvon dạng Siro và viên.
- Ho kích ứng: Dùng các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 hoặc 2.
=> Thuốc: Aerius dạng siro và viên 5mg; Phenergan dạng siro.
10. Con bị khò khè, khó thở do co thắt
Sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh; phối hợp tốt các thuốc kháng viêm Steroid.
Thuốc giãn phế quản: Dược chất Salbutamol. Dùng đường khí dung: tác dụng nhanh và hiệu quả, khuyến cáo sử dụng Ventoline 2.5 mg và 5 mg.
Đường uống Ventoline dạng siro và viên 4mg.
Đường xịt: Ventoline xịt. Khó phối hợp cho các trẻ bé. Tuy nhiên có thể sử dụng phối hợp dụng cụ như Babyhaler hiệu quả tốt cho cả các con không phối hợp khí dung.
Thuốc kháng viêm Steroid: không khuyến cáo dùng quá nhiều.
11. Con bị bỏng
Không được dùng đá lạnh để chườm; các thuốc xịt bỏng có hiệu quả.
=> Thuốc xịt bỏng.
Dexpanthenol: điều trị các tổn thương da nông vết trợt do bỏng. Khuyến cáo: Panthenol dạng xịt.
BS Phong lưu ý, các bà mẹ không bao giờ có thể dự đoán hết được những gì có thể xảy ra. Tết đến xuân về, nên hãy luôn giữ thái độ yêu thương, lạc quan, tuy nhiên không được chủ quan bởi tất cả các vấn đề có thể xảy ra với con trẻ ở bất kể thời điểm nào.
Bất kể con bạn hay gia đình có vấn đề gì cũng cần phải được sự tư vấn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc.