Bác sĩ sản phụ khoa "điểm mặt” tác nhân gây nên tình trạng viêm nhiễm vùng kín của chị em

Trong số những tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo thì nấm và tạp khuẩn… là nguyên nhân hàng đầu, vì thế việc phòng và điều trị bệnh đúng cách rất quan trọng.

BSCK I Cao Hồng Chi - Giám đốc Trung tâm tư vấn Sức khỏe sinh sản và Sức khỏe cộng đồng (Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam) cho biết, hiện nay tỷ lệ chị em bị viêm nhiễm âm đạo vẫn còn khá nhiều, thậm chí nhiều trường hợp còn bị nặng do những sai lầm khi chăm sóc "vùng kín" hoặc tự ý điều trị.

Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn, thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa cho chị em, bác sĩ Chi thống kê một số tác nhân dưới đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm nhiễm "vùng kín" của chị em.

- Viêm âm đạo do tạp khuẩn: Viêm âm đạo do tạp khuẩn thường xảy ra ở người có quan hệ tình dục, đặc biệt nếu phụ nữ có nhiều bạn tình. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể xảy ra ở phụ nữ không hoạt động tình dục.

Nguyên nhân gây viêm âm đạo do tạp khuẩn là do vi khuẩn kỵ khí, hay gặp nhất là Gardnerella vaginalis. Ngoài ra có thể kể đến Mycoplasma hominis, vi khuẩn kỵ khí khác,...

Biểu hiện của viêm âm đạo do tạp khuẩn thường gặp nhất là thay đổi màu sắc khí hư, ra nhiều khí hư, mùi hôi nhất là sau quan hệ tình dục, ngứa rát âm đạo…

Điều trị viêm âm đạo do tạp khuẩn bác sĩ khuyến cao nên dùng kháng sinh đường uống, đường đặt âm đạo hoặc dạng bôi… Việc sử dụng kháng sinh đường đặt âm đạo cho hiệu quả tối ưu nhất. Khi sử dụng phải tuân thủ theo chỉ định bác sĩ. Ngoài ra, khi điều trị cần kiêng quan hệ tình dục, vệ sinh sạch sẽ âm đạo…

BS Chi cho biết, nấm Candida là nguyên nhân thường gặp gây viêm âm đạo.

- Viêm âm đạo do nấm Candida: Rất nhiều loại nấm gây ra tình trạng viêm âm đạo, tuy nhiên thường gặp nhất là nấm Candida. Đây là một loại nấm thông thường sẽ không gây bệnh trong môi trường âm đạo cân bằng và khỏe mạnh. Tuy nhiên khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng độ pH, lớp bảo vệ bị phá vỡ và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển gây bệnh.

Viêm âm đạo do nấm ngoài những biểu hiện ngứa ngáy, tiết dịch mùi hôi, nó còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý và sinh hoạt thường ngày của chị em phụ nữ. Đặc biệt nếu tình trạng kéo dài và không điều trị đúng cách có thể dẫn đến các bệnh lý khác như nhiễm khuẩn huyết, suy giảm miễn dịch và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Do đó cần phát hiện sớm bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Thông thường để điều trị nấm Candida âm đạo, các bác sĩ sẽ sử dụng các loại viên đặt hàng 1 viên hoặc 6 viên có chứa hoạt chất Clotrimazole cũng được bác sĩ khuyên dùng trong giai đoạn điều trị nấm Candida. Đồng thời, người bệnh nên tránh các chất kích thích như xà phòng, sữa tắm, chất khử mùi âm đạo, thụt rửa âm đạo bởi đây có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh càng trở nên trầm trọng

Tránh mặc quần bó sát, đồ lót quá chật để vùng âm đạo luôn được khô thoáng, quần áo phải phơi nơi có ánh sáng mặt trời. Bộ phận sinh dục phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bằng các loại dung dịch vệ sinh chứa Glycine – Acid Amin giúp làm sạch và làm dịu nhẹ vùng da nhạy cảm khi có triệu chứng ngứa rát, khó chịu. Đồng thời kết hợp bảo vệ da và niêm mạc vùng nhạy cảm, tạo cảm giác thoải mái suốt cả ngày cho chị em.,

Điều trị nấm Candida bằng cách đặt thuốc âm đạo là biện pháp hữu hiệu.

- Viêm âm đạo do trùng roi (Trichomoniasis): Các triệu chứng của Trichomonas có thể từ kích ứng âm đạo nhẹ đến viêm nặng và thường xuất hiện từ 5 đến 28 ngày kể từ ngày bị nhiễm. Còn nếu không có triệu chứng cụ thể, sẽ rất khó phát hiện bệnh vì thế xét nghiệm là phương pháp phát hiện bệnh nhanh và chính xác nhất.

Để phòng bệnh viêm âm đạo do nhiễm trùng roi Trichomonas, bác sĩ khuyến cáo không quan hệ tình dục với nhiều người, sử dụng bao cao su khi sinh hoạt tình dục, đi khám phụ khoa định kỳ đều đặn 2 lần/năm.

- Viêm âm đạo do Chlamydia: Bệnh do vi khuẩn Chlamydia chủ yếu chỉ lây truyền khi quan hệ tình dục, đặc biệt vi khuẩn còn có thể lây truyền trong khi sinh đẻ từ mẹ sang con.

Vi khuẩn Chlamydia gây ảnh hưởng lớn sức khỏe chị em, đặc biệt là khả năng sinh sản. Theo đó, khi nhiễm vi khuẩn này nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ gây dính tắc vòi trứng, viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo…Nếu đang mang thai có thể gây vỡ ối, nhiễm khuẩn ối, sinh non…

Vi khuẩn Chlamydia còn làm tăng nguy cơ nhiễm HIV nếu có phơi nhiễm. Ung thư tử cung có thể xuất hiện khi nhiễm vi khuẩn Chlamydia và HPV - một loại virus đường sinh dục.

Ngoài một số nguyên nhân trên, bác sĩ Chi cũng cảnh báo viêm nhiễm vùng kín chị em còn có thể do lậu, sùi mào gà, giang mai…Vì thế, khi chị em thấy vùng kín của mình ra dịch bất thường, có mùi hôi, ra khí hư nhiều, đau bụng, ra máu thì nên đi khám.

“Chị em cũng nên đi khám định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/1 lần để phòng bệnh. Ngoài ra cũng nên đi khám 1 năm/1 lần để tầm soát ung thư cổ tử cung. Tuyệt đối không tự chữa khi chưa biết nguyên nhân gây bệnh”, bác sĩ Chi chia sẻ.

Chuyên đề "Chăm sóc vùng kín: Làm sao cho đúng?" do Eva.vn thực hiện được tài trợ bởi Nhãn hàng Dung dịch vệ sinh phụ nữ Canesten Sensicare Calm.

Thân mời quý độc giả lắng nghe những chia sẻ và giải đáp thắc mắc trong việc chăm sóc và bảo vệ vùng kín từ các chuyên gia, bác sĩ của chương trình thông qua chương trình Eva Chatting: Chăm sóc vùng kín - Làm sao cho đúng?, được phát sóng đồng thời vào lúc 20h00 ngày 29/9/2020 trên kênh Youtube & Fanpage Eva.

Không có âm đạo, cô giáo trẻ Hà Nội chia tay người yêu trong tuyệt vọng
Theo Lê Phương. (thoidaiplus.giadinh.net.vn)