Cách đây khoảng 6 năm, cô Trần (39 tuổi) gặp phải tình trạng đau ngón chân mỗi khi đi bộ. Ban đầu, cô nghĩ có thể do bản thân đi bộ quá nhiều, hoặc đi lại trong nhà mà không đi dép nên làm ảnh hưởng tới vùng bàn chân. Vì quá chủ quan nên cô Trần bỏ qua triệu chứng này mà không tới bệnh viện kiểm tra. Không ngờ vào 2 tháng trước, bàn chân của cô Trần đột nhiên sưng đỏ nghiêm trọng kèm theo cảm giác đau buốt. Lần này, cô Trần quyết định đi khám một lần để biết rõ hơn về tình trạng của mình.
Khi tới bệnh viện kiểm tra, bác sĩ phát hiện phần móng chân của cô Trần đang bị biến dạng, nó thậm chí còn đâm sâu vào thịt nên được chẩn đoán là do chứng móng quặp (móng mọc ngược) gây ra. Theo ông Trần Uy Vũ (bác sĩ da liễu đang làm việc tại Bệnh viện Hoa Liên, Đài Loan) cho biết, ông từng tiếp xúc với nhiều bệnh nhân có trường hợp tương tự như cô Trần.
Thực tế, móng mọc ngược có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ giới, nhưng thường phổ biến ở khu vực móng chân nhiều hơn. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), hiện tượng này phổ biến hơn đối với những người hay bị ra mồ hôi chân, điển hình ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Nếu chỉ xảy ra ở một móng thì đó có thể là do yếu tố ngoại lực tác động, chẳng hạn như va chạm móng chân thường xuyên, hoặc đi giày có chất lượng kém, gặp vấn đề ở tư thế đi bộ. Nhưng nếu nó xuất hiện cùng lúc trên nhiều móng chân thì đó có thể là do bạn ăn uống thiếu chất hoặc tác dụng phụ từ một số loại thuốc điều trị. Ngoài ra, người bị nhiễm nấm hay mắc bệnh vảy nến cũng có thể gặp phải tình trạng móng bị biến dạng.
Bác sĩ Trần Uy Vũ còn cho biết, chứng móng mọc ngược có thể gây ra những cơn đau dai dẳng cho bệnh nhân và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của họ. Những bệnh nhân như cô Trần có thể tự đi bộ đến phòng khám thì vẫn chưa phải là trường hợp quá đáng lo, bởi còn có những bệnh nhân bị nặng đến mức không thể giẫm chân xuống đất vì quá đau. Trước đó, một vài bệnh nhân của bác sĩ Trần Uy Vũ còn phải tới khám bằng xe lăn.
Để xử lý chứng móng mọc ngược, ban đầu sẽ phải điều trị vùng ngón chân bị nhiễm trùng, đồng thời phải tiêm giảm đau để giảm bớt cảm giác tê tái cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu không tìm ra nguyên nhân cụ thể thì bệnh vẫn có khả năng tái phát về sau. Cách điều trị truyền thống là cắt bỏ phần móng biến dạng bằng phương pháp phẫu thuật và nắn lại đầu móng. Bệnh vẫn có 50% khả năng tái phát, nhưng có một vài phương pháp điều trị sẽ giúp bệnh nhân thoát khỏi cảm giác đau đớn hậu phẫu thuật.
Nguyên nhân nào gây ra chứng móng quặp (móng mọc ngược)?
- Đi giày quá chật, quá nhỏ so với size bàn chân.
- Cắt tỉa móng không đúng cách: cắt móng chân quá ngắn, quá sát với da, không thẳng, làm tổn thương móng và vùng da quanh móng.
- Bẩm sinh đã có bất thường ở xương ngón chân.
- Chấn thương ngón chân do vấp phải vật gì đó.
- Một vài yếu tố khác: những người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường hoặc người có vấn đề về lưu thông máu ở chân thường có nguy cơ cao mắc chứng móng quặp (móng mọc ngược).
Cách xử lý khi gặp tình trạng móng mọc ngược ở nhà:
Ngoài ra, hãy lưu ý bảo vệ móng chân để tránh tình trạng móng chân mọc ngược bằng cách:
- Luôn để móng chân dài đến hết phần thịt của ngón chân, tránh cắt quá sâu vào bên trong.
- Khi cắt móng chân, chỉ nên cắt theo đường viền của ngón, tránh cắt sâu xuống 2 bên cạnh của móng chân.
- Không nên đi giày chật vì nó sẽ gây áp lực lên móng chân.
Nguồn: Ettoday, Mayoclinic, Sohu, Healthline