Ảnh minh họa: Internet
Theo yêu cầu của Bộ Y tế, y bác sĩ của trạm y tế lưu động phải đến nhà F0 để hỗ trợ trực tiếp, trong các trường hợp: F0 có tình trạng cấp cứu cần xác định mức độ để có hướng xử trí phù hợp; Không nhận được báo cáo về tình trạng sức khoẻ của F0 và không liên lạc được với F0 hoặc người chăm sóc.
F0 cần rèn luyện sức khỏe, ứng phó với căng thẳng tinh thần
Theo Bộ Y tế, khi một người mắc COVID-19 (F0), các thành viên trong gia đình có thể thấy lo âu, căng thẳng.
Về phía F0 có thể gặp các tình trạng căng thẳng tinh thần như:
+ Sợ hãi và lo lắng về sức khỏe của bản thân và người thân.
+ Thay đổi thói quen ngủ, khó ngủ hoặc khó tập trung.
+ Ăn uống kém, chán ăn.
+ Các bệnh mạn tính trầm trọng hơn như bệnh dạ dày, tim mạch…
+ Các bệnh tâm thần có thể trầm trọng hơn.
+ Uống rượu, hút thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc khác nhiều hơn.
Do đó, y bác sĩ của trạm y tế lưu động cần hướng dẫn F0 rèn luyện sức khỏe, ứng phó với căng thẳng tinh thần.
F0 điều trị ở nhà cần luyện tập tăng cường chức năng hô hấp
F0 ngoài chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý, cần tập luyện tăng cường chức năng hô hấp và vận động hàng ngày với tinh thần lạc quan để cải thiện sức khỏe.
Một số bài tập thở, vận động gồm: Hít thở sâu hoặc thực hành thiền; vận động tại giường; bài tập giãn cơ; bài tập thể lực tăng sức bền; tránh thức khuya; không sử dụng rượu/bia, thuốc lá, các loại thức ăn, đồ uống có chất kích thích.
- Tránh xem, đọc hoặc nghe những câu chuyện tin tức về dịch COVID-19, nhất là trên các mạng xã hội: zalo, facebook, youtube, tiktok…
- Dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn; cố gắng thực hiện các hoạt động mà bản thân yêu thích.
"Gọi cho nhân viên y tế phụ trách nếu căng thẳng tinh thần ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày trong nhiều ngày liên tiếp"- Bộ Y tế lưu ý
Bộ Y tế nêu rõ, trạm y tế lưu động phải tiến hành khám bệnh, kê đơn, xử trí điều trị triệu chứng tại nhà cho F0. Do chưa có thuốc đặc hiệu, điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu.