Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc nghẽn mạch máu não đi nuôi não hoặc vỡ mạch máu não.
Bệnh đột quỵ không loại trừ một ai, có thể xảy ra không chỉ ở người lớn tuổi mà ngay cả ở những người trẻ. Đối với người ở độ tuổi càng cao, nguy cơ đột quỵ càng gia tăng. Nhất là khi thời tiết chuyển lạnh, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp khiến lưu lượng máu đến não giảm so với bình thường. Mặt khác, các mạch máu dễ co lại làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch.
Ảnh minh họa
Với người đã có biến chứng xơ vữa động mạch hay huyết khối, mạch máu dễ bị tắc, thậm chí có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ với nguy cơ tử vong và các biến chứng vô cùng nặng nề.
Theo TS.BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh, BV Đại học Y Dược TP HCM, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM, đột quỵ ở người 45 tuổi trở xuống có tỉ lệ dưới 20%, nếu tính ở người dưới 30 tuổi, tỉ lệ là dưới 10%. Dù không thường gặp bằng người lớn tuổi, nhưng đây là những người đang trong độ tuổi lao động, đang khỏe mạnh, thường là trụ cột gia đình, nên khi bị đột quỵ sẽ gây hậu quả nặng nề và gây sốc mạnh cho mọi người.
Phòng ngừa đột quỵ ngay từ chế độ sinh hoạt hằng ngày
Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ có sự khác biệt so với người lớn tuổi. Ngoài các bất thường bẩm sinh như các dị dạng mạch máu não, các bệnh di truyền, thì cũng không hiếm người trẻ mắc các bệnh nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá.
Thêm vào đó, chế độ ăn ngày nay đã thay đổi, ăn nhiều thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp, các món ăn chiên xào... góp phần làm gia tăng các rối loạn chuyển hoá, thừa cân… Thói quen ít vận động của các bạn trẻ, nhất là người làm văn phòng, cũng làm tăng các yếu tố nguy cơ, dễ dẫn tới đột quỵ đến sớm với người trẻ.
Để phòng ngừa đột quỵ, đầu tiên là cần phải thay đổi lối sống, giữ lối sống với các thói quen sinh hoạt lành mạnh, trong đó có nghỉ, ngủ đúng giờ, tránh căng thẳng, thức khuya kéo dài, thực hiện chế độ ăn lành mạnh nhiều rau xanh, hạn chế ăn đồ hộp, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào…
Bên cạnh đó, người trẻ cũng cần phải đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nhưng căn bệnh tiềm ẩn như: huyết áp, đái tháo đường… Nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể giảm thiểu nguy cơ đột quỵ cũng như các bệnh tim mạch khác.
7 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sớm
- Gặp khó khăn khi nói: Đa số những người bị đột quỵ có thể nói ngọng, nói lắp bắp vì môi lưỡi bị tê cứng, khó mở miệng, phải sử dụng sức để mở miệng thốt ra lời nói của mình.
Ảnh minh họa
- Biểu cảm khuôn mặt: Trước khi bị đột quỵn bệnh nhân sẽ có biểu hiệnmệt mỏi, miệng méo, nhân trung lệch qua một bên, nếp mũi rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt sẽ thấy rất rõ.
- Mắt có dấu hiệu lạ: Đột quỵ có thể gây ra ảo ảnh kép, mắt không thể khép kín, mất thị lực một bên mắt hoặc suy yếu dữ dội. Đột quỵ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực vì vậy khi bạn thấy mình hoặc người thân có dấu hiệu này, hãy đến bệnh viện ngay.
- Chân tay suy nhược: Trước khi cơn đột quỵ kéo tới người bệnh thường sẽ cảm thấy tê mỏi chân tay, khó cử động. Ngoài ra họ cũng không thể tự nhấc lên được, đi lại rất khó khăn.
- Huyết áp tăng cao: Khi huyết áp tăng cao có thể hủy hoại các dây thần kinh não hoặc làm yếu các mạch máu, làm rách hoặc vỡ mạch máu, dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, huyết áp cao là nguyên nhân hình thành cục máu đông trong dòng lưu thông máu và đưa chúng đến não bộ, kết quả cũng gây ra đột quỵ.
- Nhận thức bị suy giảm: Phần lớn người bệnh đột quỵ có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
- Đau nửa đầu nghiêm trọng: Trước khi cơn đột quỵ kéo tới, máu lưu thông đến não bị chặn hoặc bị ngắt lại do một sự gián đoạn trong mạch máu. Điều này có thể gây rách hoặc hủy hoại mạch máu, dẫn đến một cơn đau nửa đầu hoặc đau đầu đột ngột.
Ảnh minh họa
Sai lầm phổ biến cần tránh khi cứu người đột quỵ
- Không được tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, cạo gió, cắt lễ... Vì những động tác này có thể làm chậm trễ việc điều trị, khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
- Không được cho bệnh nhân ăn uống để đề phòng nôn ói, trào ngược thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.
- Không tự ý dùng thuốc hạ áp hay ngậm thuốc huyết áp dưới lưỡi. Bởi vì đột quỵ có hai dạng đột quỵ do thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não, nếu bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu thì khi ngậm thuốc dưới lưỡi sẽ làm tuột huyết áp, các tĩnh mạch càng thiếu máu, làm tăng nguy cơ tử vong hơn.