Ở tuổi 44, CEO Trương Nhuệ, nhà sáng lập tập đoàn Xuân Vũ nổi tiếng Trung Quốc, bất ngờ đột tử do nhồi máu cơ tim. Không ít người cảm thấy vô cùng tiếc cho một nhân tài đã ra đi ở giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp.
Không lâu sau đó, Phó tổng biên tập tờ báo Khoa học kỹ thuật Sơn Tây, kiêm giám đốc Công ty sáng tạo Khoa học Sơn Tây Trương Kiến Vĩ nhồi máu cơ tim và qua đời. Bác sĩ Vương Hiểu Dương, Giám đốc Khoa nội, Bệnh viện Thành phố Lạc Dương, người mới tham gia hưởng ứng phong trào hiến giác mạc ít ngày trước đó, cũng đột ngột ra đi. Bác sĩ Lý Bảo Hoa, khoa Nhi, Bệnh viện Vi Lai Cương sau đó cũng đột tử khi làm việc.
Chuyện chết trẻ có lẽ không phải mới xuất hiện nhưng chuyện những người giữ "quyền cao chức trọng" ra đi ở độ tuổi sung sức nhất lại khiến nhiều người vô cùng hoang mang. Tại sao trong giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp, con người ta lại dễ dàng rời bỏ cuộc sống đến vậy? Tại sao con người ta lại vì căn bệnh đột quỵ mà rời bỏ cuộc sống này?
Căn bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hoá. Lí do những người trẻ dễ mắc căn bệnh này là do áp lực, căng thẳng công việc, thường xuyên phải làm việc quá sức. Theo một nghiên cứu tại Đại học Durham (Anh), càng những người có thu nhập cao lại càng có ít thời gian nghỉ ngơi nhất. Trong số 1,8 triệu người tham gia nghiên cứu ở 134 quốc gia, phải đến 68% nói muốn được nghỉ ngơi vì họ cảm thấy quá mệt mỏi.
Trước khi mất, CEO Trương Nhuệ từng trả lời truyền thông rằng khối lượng công việc mỗi ngày của anh vô cùng nặng nề và chính bản thân anh cũng rất lo lắng cho sức khoẻ của mình. Tuy nhiên, khi chưa kịp thay đổi lịch trình làm việc, anh đã ra đi.
Theo lời kể của em rể của Phó Tổng biên tập Trương Kiến Vĩ, bác sĩ Vĩ vốn là người tham công tiếc việc, vì thế giờ giấc ngủ nghỉ hay chế độ ăn uống đều không được quan tâm. Áp lực công việc khiến cho đồng hồ sinh học của anh đảo lộn, chất lượng cuộc sống giảm đi đáng kể.
Căn bệnh đột quỵ có thể xảy đến với những người có thể lực kém, nhưng cũng có thể xảy đến ở những người thường xuyên bị căng thẳng đầu óc. Tất nhiên, điều gì "quá nhiều" cũng không hề tốt. Stress kéo dài trong một thời gian có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường. Khi bị căng thẳng quá mức, cục máu đông hình thành trong mạch máu gây tắc nghẽn quá trình lưu thông máu đến não.
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, những người bị stress mãn tính có nguy cơ xảy ra đột quỵ cao gấp 4 lần so với những người không gặp căng thẳng. Đáng chú ý hơn, nguy cơ đột quỵ ở những người trung niên trở lên có mức độ stress cao hoặc trầm cảm thì sẽ tăng cao hoặc xuất hiện cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) (Lưu ý: TIA là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ ở tương lai gần).
Nếu stress trầm trọng hơn có thể làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ như huyết áp cao, cholesterol cao, béo phì, tiểu đường, bệnh động mạch, bệnh tim. Một số dấu hiệu nhận biết của stress kéo dài là: nhức đầu, khó thở, hồi hộp, tăng nhịp tim hoặc đau bụng, mất tập trung.
"Chỉ vì tiết kiệm quá nên vợ chồng tôi bây giờ phải trả giá…, cả hai đều lĩnh án ung thư gan”