Chuyên gia lưu ý cha mẹ về việc tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5-11 tuổi

Về vấn đề viêm cơ tim như nhiều phụ huynh lo ngại, chuyên gia nhấn mạnh, với liều tiêm 10 microgam ở trẻ nhỏ, gần như không thấy trường hợp nào gặp phải vấn đề với cơ tim.
Chia sẻ

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 10:42 13/02/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +27.302 2.477.326 38.825 78
1 Hà Nội +2.981 165.826 726 18
2 TP.HCM +300 515.669 20.251 3
3 Nam Định +1.842 20.464 23 2
4 Hải Dương +1.681 21.373 30 0
5 Nghệ An +1.550 25.695 52 2
6 Hải Phòng +1.394 39.782 85 3
7 Thái Nguyên +978 13.467 13 2
8 Ninh Bình +951 8.688 26 1
9 Đà Nẵng +940 42.836 148 4
10 Vĩnh Phúc +931 17.962 14 0
11 Hòa Bình +884 14.715 37 0
12 Phú Thọ +811 15.620 13 0
13 Thanh Hóa +797 28.306 25 0
14 Bắc Ninh +745 46.289 86 4
15 Quảng Ninh +659 15.640 12 0
16 Phú Yên +569 12.014 59 0
17 Quảng Bình +567 9.470 12 0
18 Lạng Sơn +558 6.532 21 1
19 Quảng Nam +553 21.118 38 3
20 Gia Lai +525 11.629 37 0
21 Bắc Giang +520 20.249 23 0
22 Thái Bình +498 11.679 5 0
23 Quảng Trị +465 7.108 9 0
24 Sơn La +459 6.555 0 0
25 Bình Định +455 37.910 166 2
26 Hưng Yên +448 21.363 2 0
27 Lào Cai +431 6.010 9 0
28 Tuyên Quang +394 5.651 4 0
29 Lâm Đồng +350 19.421 74 2
30 Đắk Nông +318 9.833 27 0
31 Thừa Thiên Huế +274 23.727 165 0
32 Bình Phước +269 48.589 175 0
33 Hà Nam +208 7.887 5 0
34 Hà Tĩnh +197 4.817 6 0
35 Yên Bái +197 4.236 5 0
36 Khánh Hòa +193 63.010 299 0
37 Quảng Ngãi +161 16.091 60 2
38 Cao Bằng +131 2.726 6 0
39 Điện Biên +118 3.607 1 0
40 Bà Rịa - Vũng Tàu +117 32.379 444 0
41 Hà Giang +108 13.252 34 1
42 Lai Châu +95 1.667 0 0
43 Bắc Kạn +85 1.709 5 0
44 Cà Mau +84 57.165 287 0
45 Vĩnh Long +71 54.014 760 4
46 Bình Dương +69 293.047 3.393 1
47 Bình Thuận +55 30.066 403 1
48 Bến Tre +53 42.440 416 5
49 Bạc Liêu +43 35.784 373 0
50 Tây Ninh +40 88.493 836 3
51 Trà Vinh +36 38.265 230 0
52 Kiên Giang +26 33.612 826 0
53 Cần Thơ +23 44.617 903 3
54 Hậu Giang +21 16.125 199 1
55 Đồng Nai +20 99.989 1.734 7
56 Long An +19 41.847 983 0
57 Đồng Tháp +11 47.563 988 2
58 An Giang +11 35.294 1.310 0
59 Ninh Thuận +10 7.016 55 0
60 Tiền Giang +3 35.024 1.237 0
61 Sóc Trăng 0 32.540 577 1
62 Đắk Lắk 0 17.754 83 0
63 Kon Tum 0 4.100 0 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 12/02/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

185.254.387

Số mũi tiêm hôm qua

385.508


Việt Nam đang có lộ trình triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ 5-11 tuổi trong quý 1 và quý 2 năm 2022.

Hiện các phụ huynh có con ở độ tuổi này băn khoăn liệu khi tiêm liều bằng 1/3 người lớn có đủ hiệu lực bảo vệ hay không và cần lưu ý gì sau tiêm đối với trẻ.

TS, BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho rằng, việc quy định tuổi chỉ mang ý nghĩa nhất định vì có những trẻ 10-11 tuổi đã phát triển tương đương trẻ 13-14 tuổi. Thực tế là liều 10 mg đã có thể tạo ra miễn dịch ngay cả với trẻ lớn, ngoài ra, khi trẻ qua mốc 12 tuổi có thể được tiêm mũi tăng cường với liều như của người lớn.

Chuyên gia lưu ý cha mẹ về việc tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5-11 tuổi - 1

Tiêm vắc-xin COVID-19. (Ảnh minh họa)

Phần lớn tâm lý người lớn đang lo ngại quá đáng với liều vắc-xin, trong khi nhiễm virus thật còn nguy hiểm hơn nhiều lần. Do đó, các bậc phụ huynh không nên do dự trước việc tiêm vắc-xin COVID-19 cho con mình kể cả ở nhóm tuổi nhỏ.

Theo bác sĩ Thái, giai đoạn đầu tiêm cho trẻ 12-17 tuổi cũng loạn thông tin, có nhiều thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng tới tâm lý của phụ huynh và trẻ nhỏ khi tiêm.

Sau đó, Bộ Y tế tiếp tục có những tập huấn để nhân viên y tế phân biệt rõ hơn giữa phản ứng do sợ hãi với phản vệ, làm giảm đi các trường hợp tưởng là phản vệ nhưng thực tế chỉ là cảm giác sợ hãi, tâm lý khi tiêm.

TS. BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, về nguyên tắc, khi thử nghiệm lâm sàng thuốc và vaccine, các nhà nghiên cứu sẽ dò liều nào thấp nhất nhưng vẫn sinh miễn dịch tối ưu, tức là miễn dịch phải đủ tốt để bảo vệ.

Theo hướng dẫn từ hãng dược Pfizer, trẻ từ 5 đến 11 tuổi sử dụng vắc-xin với liều 10 microgam, bằng một phần ba so với người lớn và thanh thiếu niên. Liều thứ hai tiêm ít nhất 8 tuần sau liều đầu tiên. Trẻ em 5-11 tuổi phần lớn chưa bước vào giai đoạn dậy thì, chưa trải qua quá trình cơ thể thay đổi hormone, do đó ít xảy ra các phản ứng phụ sau tiêm.

“Tiêm cho trẻ em liều như thế gần như không có các phản ứng phụ bất lợi nên được đánh giá là mũi tiêm an toàn”, bác sĩ Thái cho hay.

Về vấn đề viêm cơ tim như nhiều phụ huynh lo ngại, bác sĩ Thái nhấn mạnh, với liều tiêm 10 microgam ở trẻ nhỏ, gần như không thấy trường hợp nào gặp phải vấn đề với cơ tim.

Hiện nay, thế giới đã có 44 quốc gia đã triển khai tiêm vắc-xin này, tuy nhiên số liều vắc-xin được tiêm chỉ có 17 quốc gia báo cáo với khoảng 12 triệu liều vắc-xin.

Ngoài sốt, sưng đau tại chỗ, mệt mỏi 1-2 hôm sau đó hết, các nước đã tiêm vắc-xin cho đối tượng trẻ độ tuổi này không gặp biến cố bất lợi nào ghê gớm hay viêm cơ tim. Đó là lý do vì sao vắc-xin được tiêm giảm liều một cách an toàn nhưng vẫn có hiệu lực bảo vệ.

Dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy tác dụng phụ của vắc-xin Pfizer (loại vắc-xin được nhiều nước chấp thuận tiêm cho trẻ nhỏ) cũng giống với các vắc-xin cơ bản mà trẻ tiêm vào những tháng đầu đời. Phản ứng phổ biến nhất là mệt mỏi, ớn lạnh, đau nhức cơ, sưng đỏ cánh tay. Những triệu chứng này sẽ biến mất sau vài ngày, không có báo cáo về tác dụng phụ lâu dài.

Bác sĩ Thái lưu ý, trẻ em không như người lớn, sau tiêm có thể đau khóc hoặc mải chơi, dẫn tới khả năng thông báo cho người lớn về sức khỏe sẽ kém hơn. Do đó, khi tiêm cho trẻ, các nhân viên y tế cần cẩn trọng hơn, dặn dò gia đình theo dõi dấu hiệu triệu chứng sau tiêm.