Chuyên gia Nhật cảnh báo 4 triệu chứng là tiếng kêu cứu của gan, đào thải chất độc nhờ những biện pháp đơn giản

Gan mệt mỏi đồng nghĩa với việc những chất độc không thể được lọc và loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể, từ đó sẽ dẫn đến những triệu chứng khác thường trong cơ thể.

Các triệu chứng báo hiệu gan có vấn đề

1. Dễ đỏ mặt khi uống rượu bia, uống kém hoặc không thể uống

Theo giáo sư danh dự của Đại học Chiba (Nhật Bản), dược sĩ Fumio Ikegami, gan có thể biến đổi các chất có hại hoặc rượu thành những chất ít độc hơn. Các axit amin được cơ thể phân hủy trong ruột có thể được tổng hợp thành protein ở gan, chất độc hại sinh ra lúc này là amoniac sẽ được gan chuyển hóa thành urê từ máu đến thận để lọc, sau đó đưa đến bàng quang để bài tiết qua nước tiểu.

Chuyên gia Nhật cảnh báo 4 triệu chứng là tiếng kêu cứu của gan, đào thải chất độc nhờ những biện pháp đơn giản - Ảnh 1.

Trong số rượu vào cơ thể, 20% được hấp thụ qua dạ dày và 80% được ruột non hấp thụ, sau đó đi qua mạch máu rồi bị phân hủy thành acetaldehyde bởi các enzyme tập trung ở gan. Mặc dù acetaldehyde là chất có hại nhưng có thể bị gan phân hủy thành carbon dioxide và nước rồi đào thải ra khỏi cơ thể.

Những người không có enzyme này trong gan, chức năng gan yếu sẽ uống rượu rất kém hoặc không thể uống rượu. Gương mặt sẽ lập tức đỏ lên khi uống rượu đồng nghĩa với việc cơ thể có xu hướng tích tụ acetaldehyde.

Cùng với đó, triệu chứng nôn nao là do uống nhiều rượu và gan không thể xử lý hoàn toàn acetaldehyde. Nồng độ acetaldehyde trong máu quá cao có thể gây buồn nôn, nhức đầu, nóng rát ở ngực và các triệu chứng khó chịu khác.

2. Chán ăn, đầy bụng

Chán ăn hoặc không còn cảm giác thèm ăn, đặc biệt là không muốn ăn đồ nhiều dầu mỡ có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đây cũng có thể là do chức năng gan hoạt động kém. Bởi khi đó, dịch mật do tế bào gan sản xuất giúp tiêu hóa chất béo không đủ, các chức năng gan bắt đầu suy giảm ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa, tổng hợp chất dinh dưỡng, từ đó dẫn đến chất béo không được tiêu hóa toàn bộ gây ra cảm giác buồn nôn, chán ăn. 

Cùng với đó, năng lượng không được chuyển hóa sụt giảm dẫn đến cơ thể mệt mỏi, mất nước, kiệt sức. Gan có vấn đề cũng sẽ tăng áp lực mạch máu xung quanh gan dẫn đến chậm quá trình tiêu thụ chất lỏng trong bụng và dẫn đến đầy bụng.

Chuyên gia Nhật cảnh báo 4 triệu chứng là tiếng kêu cứu của gan, đào thải chất độc nhờ những biện pháp đơn giản - Ảnh 2.

3. Các vấn đề về da (mẩn ngứa, nổi mụn)

Khi chức năng gan suy giảm, cơ thể thường có phản ứng mẩn ngứa, mề đay, nổi mụn... do gan không thể thải các chất độc hại từ cơ thể ra ngoài. Các chất có hại được tích tụ lâu ngày sẽ biến thành các biểu hiện bất thường trên da.

Triệu chứng ngứa có thể kèm theo cảm giác nóng ran khắp các vùng da và trầm trọng hơn khi nhiệt độ môi trường đột ngột thay đổi. Đây cũng là điểm khác biệt với tình trạng ngứa do gan và các bệnh lý da liễu khác.

Triệu chứng ngứa trong bệnh sẩn ngứa do gan thường chỉ âm ỉ kèm theo cảm giác nóng ran khắp các vùng da của cơ thể, tăng lên khi nhiệt độ môi trường sụt giảm đột ngột như gặp mưa, trời nhiều gió. Đây cũng là đặc điểm gợi ý giúp phân biệt các tình trạng ngứa kèm nổi mẩn do gan với các bệnh lý da liễu khác.

4. Vàng da, vàng mắt

Sau khi được gan sản xuất và tiết ra sẽ giúp ruột non tiêu hóa, hấp thu chất béo và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể. Các thành phần của mật bao gồm nước, axit mật, bilirubin, cholesterol, phospholipid và các chất khác.

Chuyên gia Nhật cảnh báo 4 triệu chứng là tiếng kêu cứu của gan, đào thải chất độc nhờ những biện pháp đơn giản - Ảnh 3.

Nếu chức năng gan bị suy giảm, mật không lưu thông được, bilirubin trong máu sẽ tăng cao, gây ra các triệu chứng như lòng trắng mắt vàng, vàng da. Ngoài ra, axit mật có trong các thành phần liên quan đến tiêu hóa và hấp thu này cũng có thể được sử dụng lại, đồng thời các chất không cần thiết khác sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể.

Nếu trong cuộc sống có những điểm dưới đây, cần chú ý nhiều hơn đến chức năng gan:

- Uống rượu mỗi ngày

- Thừa cân (chênh lệch 10kg so với thời điểm 18 tuổi)

- Có thói quen ăn vặt vào ban đêm

- Ăn quá nhanh và quá nhiều cùng một lúc

- Thích ăn đồ ngọt, nhiều dầu mỡ

- Khẩu vị đậm đà, thích ăn nhiều gia vị

- Không thường xuyên tập thể dục

Lưu ý để cải thiện chức năng gan

1. Kiểm soát lượng chất béo, carbohydrate nạp vào cơ thể

Các sitosterol, sterol đậu nành và các axit béo thiết yếu có trong dầu thực vật có tác dụng lipoid hóa tốt, có thể ngăn ngừa hoặc loại bỏ sự thoái hóa mỡ của tế bào gan, giảm gánh nặng cho gan và có lợi cho việc điều trị gan nhiễm mỡ. Vì vậy, nên sử dụng các loại dầu thực vật khi nấu ăn.

Cùng với đó, cũng nên cố gắng chọn chế độ ăn hạn chế carbohydrate cũng như các loại đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh như bánh ngọt nhiều đường, kem, kẹo... cũng như hạn chế sử dụng rượu bia.

2. Cung cấp đủ protein

Việc cung cấp đủ protein có lợi cho quá trình tổng hợp lipoprotein, loại bỏ mỡ tích tụ trong gan, thúc đẩy quá trình sửa chữa và tái tạo tế bào gan. Lượng protein cung cấp hàng ngày nên ở mức 110 - 115g. 

3. Cung cấp đủ chất xơ

Chất xơ có thể tăng cảm giác no, giảm lượng hấp thu chất béo và đường cũng như có tác dụng hạ lipid và lượng đường trong máu. Vì vậy, việc bổ sung nhiều rau củ, trái cây, các loại nấm và tảo là rất cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ chất xơ, giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.

Đồng thời, những người mắc gan nhiễm mỡ cũng nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều  axit amin methylthio như kê, vừng, cải dầu, rau bina, sò điệp, trai... Những thực phẩm này có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp phospholipid trong cơ thể và hỗ trợ tế bào gan chuyển hóa chất béo bên trong.

Nguồn: edh.tw, toutiao