Theo Tiến sĩ Kewal Krishan, bác sĩ phẫu thuật tim tại Ấn Độ, nhiệt độ đóng một vai trò rất lớn trong việc khởi phát các cơn đau tim. Nguy cơ mắc đau tim cao hơn vào mùa đông bởi các yếu tố: Độ ẩm, khí áp, gió, nhiệt độ giảm… ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể.
Tất cả mọi người, đặc biệt là người lớn tuổi nên đề phòng những dấu hiệu sau của cơn đau tim trong mùa lạnh:
- Buồn nôn và choáng váng
- Khó thở
- Đau ngực
- Cảm giác co bóp ở ngực liên hồi
- Đau vùng cánh tay, lưng, cổ, bụng
Những người có tiền sử bệnh tim thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Ngoài ra, những người nghiện rượu, hay phải làm việc ngoài trời lạnh, cao huyết áp và có cholesterol cao cũng hết sức cẩn thận để tránh rủi ro.
Mùa đông và sức khỏe tim mạch
Mặc dù vẫn chưa rõ lý do thực sự đằng sau việc mùa đông ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào, nhưng có một số lý thuyết giải thích các khía cạnh khác nhau của vấn đề này, bao gồm:
Những thay đổi sinh học và sinh lý mà cơ thể trải qua trong mùa này.
Nhiệt độ lạnh làm co thắt các động mạch và mạch máu khiến lượng oxy cung cấp cho tim kém, máu lưu thông hạn chế, huyết áp tăng cao.
Việc hạ thân nhiệt dẫn đến tổn thương cơ tim.
Rối loạn cảm xúc theo mùa do căng thẳng trong mùa đông làm mất cân bằng nội tiết tố gây ra nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.
Mẹo để ngăn ngừa đau tim trong mùa đông
Đau tim không đưa ra một dấu hiệu cảnh báo nào trước khi xuất hiện. Để nhận biết, chúng ta chỉ có thể cảm nhận qua cảm giác đau ngực ban đầu. Dưới đây là một số mẹo để giữ an toàn cho bản thân trong mùa đông lạnh giá:
Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc quần áo ấm khi ra ngoài.
Tập thể dục trong nhà.
Tránh hút thuốc hoặc uống rượu quá mức vì khiến nguy cơ đau tim tăng lên đến 100%
Rượu có thể giữ ấm cho bạn nhưng thật tệ nếu để cơ thể nhiễm lạnh trong tình trạng say xỉn, từ đó dẫn đến nguy cơ đau tim đột ngột. Vì vậy, bạn cần phải xem xét tất cả các rủi ro và biện pháp phòng ngừa đau tim trong mùa lạnh.