Tại Trung tâm Nội tiết Sinh sản của Bệnh viện Phụ sản ở thành phố Hàng Châu (Trung Quốc), một bà mẹ 40 tuổi đứng bên cạnh cô con gái 17 tuổi - tên Tiểu Vi, người vừa được chẩn đoán bị suy buồng trứng.
Theo bác sĩ Kim Tuyết Tịnh (bác sĩ trưởng của Trung tâm Nội tiết Sinh sản) cho biết, trong vài năm trở lại đây, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh suy buồng trứng sớm đang ngày càng trẻ hóa. Trong số những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này, bác sĩ Kim đã tiếp nhận không ít trường hợp là nữ giới dưới 35 tuổi và đa phần những người này đều mất khả năng sinh sản.
Bác sĩ Kim Tuyết Tịnh (bác sĩ trưởng của Trung tâm Nội tiết Sinh sản)
Nói tiếp về câu chuyện của Tiểu Vi, bác sĩ Kim vẫn nhớ lần đầu tiên gặp thấy cô bé vừa gầy, vừa nhỏ người, da thì xỉn đen lại trông hơi sần sùi, khuôn mặt thì già dặn hơn so với những bạn bè đồng trang lứa. Ban đầu, bác sĩ kiểm tra thì phát hiện thấy cơ quan sinh sản của Tiểu Vi không đầy đủ. Tử cung của cô bé chỉ lớn bằng tử cung khi chưa trưởng thành và buồng trứng chỉ bằng một nửa kích thước so với người bình thường
Sau đó, bác sĩ Kim sắp xếp cho Tiểu Vi tiến hành kiểm tra thêm một lần nữa. Qua các xét nghiệm như kiểm tra hormone giới tính và chức năng tuyến giáp, Tiểu Vi được chẩn đoán mắc bệnh suy buồng trứng khởi phát sớm. Đồng thời, cô còn đang mắc chứng viêm tuyến giáp Hashimoto và viêm khớp dạng thấp.
Bác sĩ Kim cho biết: "Một số bệnh tự miễn có thể gây tổn hại đến chức năng buồng trứng. Có khoảng 20% người trưởng thành bị suy buồng trứng nguyên phát bẩm sinh thường bị suy giáp và viêm tuyến giáp Hashimoto là phổ biến nhất".
Để điều trị cho Tiểu Vi, các bác sĩ ở khoa Phụ khoa đã phải kết hợp với khoa Nội tiết giúp bổ sung hormone estrogen và progesterone vào cơ thể. Bệnh tuyến giáp của Tiểu Vi cũng phải cần thêm phương pháp điều trị tương quan kéo dài. Tuy nhiên, nếu nghiêm túc điều trị bằng thuốc và tuân theo đúng chỉ định từ các bác sĩ thì làn da của Tiểu Vi sẽ dần trở nên tươi sáng hơn.
Sau nhiều lần đưa Tiểu Vi tới tái khám, mẹ của cô có hỏi bác sĩ Kim rằng: "Bác sĩ, liệu con gái tôi còn khả năng sinh con không?". Bác sĩ Kim đáp lại: "Về mặt y học, do liệu pháp thay thế hormone, các đặc điểm sinh dục của Tiểu Vi dần phát triển và các đặc điểm nữ cũng xuất hiện. Thế nhưng, vì các nang trứng được lưu trữ trong buồng trứng đã cạn kiệt nên không còn khả năng tái sinh thêm nữa".
Qua đây, bác sĩ Kim nhắc nhở rằng, nếu các cô gái ở trong độ tuổi từ 14 - 17 tuổi vẫn chưa thấy dậy thì, lúc đó, cha mẹ cần lập tức đưa con đến bệnh viện kiểm tra để đề phòng trường hợp đáng tiếc như Tiểu Vi.
Suy buồng trứng là căn bệnh như thế nào?
Suy buồng trứng là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm đời sống tình dục và cản trở chức năng sinh sản của phái nữ. Bệnh thường gặp nhiều ở độ tuổi từ 35 - 45 hơn, nhưng hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh suy buồng trứng sớm đã xuất hiện ở độ tuổi 17 - 18 do những thói quen sinh hoạt kém lành mạnh.
Người mắc bệnh suy buồng trứng sẽ không thể thực hiện được các chức năng sinh sản hay nuôi dưỡng trứng để duy trì hoạt động sinh sản của mình. Đặc biệt, bệnh cũng sẽ làm cho các hormone sinh dục của nữ giới không thể duy trì và tái tạo kịp thời để cân bằng nội tiết trong cơ thể.
Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết bệnh suy buồng trứng:
- Rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài.
- Lượng kinh nguyệt tiết ra không đều, có màu sắc khác lạ.
- Mãn kinh sớm (mất kinh nguyệt).
- Thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn.
- Mất ngủ về đêm.
- Suy giảm ham muốn tình dục, e ngại chuyện chăn gối.
- Da dẻ nhăn nheo.
- Ngực chảy nhão.
- Vùng kín không có độ đàn hồi, âm đạo bị khô.
- Đau rát sau khi quan hệ.
- Khó thụ thai.
Source (Nguồn): Sohu, Women's Health