Vào mùa đông lạnh giá, còn gì hạnh phúc hơn khi được ăn lẩu, nhất là khi trong những ngày Tết, ngồi quây quần bên gia đình, bạn bè lâu ngày không gặp, thưởng thức món ăn bốc khói nghi ngút lòng cũng ấm lại. Tuy nhiên thực phẩm chủ yếu là dầu mỡ và nhiều sản phẩm thịt chế biến sẵn chắc chắn là “thủ phạm” khiến mọi người tăng cân trong dịp Tết.
Như người ta vẫn nói, không có thực phẩm nào xấu, chỉ có cách ăn xấu, chỉ cần bạn chọn đúng phương pháp thì bạn sẽ không bị tăng cân khi ăn lẩu đâu nhé! Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn bí quyết ăn lẩu mà không bị tăng cân và giúp bạn có những ngày đầu xuân vui vẻ.
Nước dùng lẩu, thủ phạm tăng cân số 1
Đối với các tín đồ của lẩu, sau khi kết thúc bữa lẩu no nê mà không ăn thêm một bát nước dùng lẩu đậm đà thì thật là thiếu sót. Tuy nhiên, trong mắt Tiến sĩ Trần Kiến Hàn giám đốc trung tâm giảm cân E-Dah (Đài Loan), ông đã chia sẻ kinh nghiệm đi ăn lẩu của mình và điều này khiến nhiều cư dân mạng “ngã ngửa”, hóa ra nhiều thói quen tưởng chừng như ai cũng mắc phải này lại là thủ phạm chính tăng cân.
Bát nước dùng lẩu mà Tiến sĩ Trần Kiến Hàn chia sẻ với cư dân mạng
Từ trái qua phải là: nước dùng lẩu lúc ban đầu, nước dùng bị ngấm dầu sau khi được nhúng các món ăn béo ngậy và bát dầu mỡ đã được vớt ra.
Tiến sĩ Trần Kiến Hàn cho biết cách nhận biết mức độ béo trong bát nước dùng bằng cách nhìn vào màu sắc và tránh uống nước dùng lẩu là mẹo để tránh tăng cân, thay vào đó bạn có thể húp nước dùng trước khi ăn.
Lẩu là loại thức ăn kết hợp tất cả các nguyên liệu trong một nồi, ưu điểm của món ăn này là đơn giản hóa quá trình nấu nướng nhưng đồng thời đây cũng là nhược điểm của lẩu. Một nồi lẩu có thể có nhiều loại nguyên liệu như thịt, các sản phẩm từ đậu nành, rau củ, hải sản,... Trong quá trình ăn lẩu, do thịt được nhúng liên tục và các loại nấm, hải sản được thêm vào điều này khiến các chất purin trong nước dùng lẩu sẽ đặc biệt nhiều, nhất là các món lẩu mà mọi người ưa thích như là lẩu bò, thịt cừu, lẩu hải sản và lẩu nấm, hàm lượng purin trong nước dùng cũng nhiều hơn hẳn, kết quả của việc ăn quá nhiều purin dễ gây ra bệnh gút.
Chính vì vậy, lẩu nấu càng lâu thì các chất độc hại như purin và nitrit trong nước lẩu sẽ càng nhiều vì vậy việc uống nước lẩu đã được đun sôi trong thời gian dài rất có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, các vitamin trong rau dễ bị mất ở nhiệt độ cao và các chất dinh dưỡng có trong các thành phần khác đã bị phá hủy sau hàng chục, thậm chí hàng trăm lần đun sôi.
Không muốn tăng cân hãy tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
1. Nguyên liệu tự nhiên tốt hơn thực phẩm chế biến sẵn
Nguyên liệu làm lẩu là sản phẩm đã qua chế biến, ẩn chứa nhiều dầu và muối, có nhiều phụ gia thực phẩm nên bạn có thể cố gắng không ăn lẩu đã qua chế biến, thay vào đó chọn nguyên liệu tự nhiên khi mới nấu sẽ tốt cho sức khỏe.
2. Thứ tự ăn lẩu giúp tránh tăng cân
- Ăn theo thứ tự các loại rau ăn lá, nấm, rau ăn củ, các sản phẩm từ đậu nành, các món ăn phụ khác, thực phẩm chủ yếu rồi đến thịt. Điều này để đảm bảo rằng chúng ta có thể ăn đủ và không bị béo.
- Các loại rau, nấm chứa nhiều vitamin và diệp lục giúp bổ sung vitamin mà còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lưu ý là không nấu rau trong nước lẩu quá lâu, nếu không vitamin sẽ bị phá hủy và không cho rau và nấm vào cuối cùng vì các loại rau ăn lá, nấm có diện tích lá lớn nên dễ hấp thụ chất béo trong nước canh vì vậy hãy ăn rau ăn lá trước.
- Sau khi ăn các loại rau lá xanh, bạn có thể cho thêm một số loại củ và các sản phẩm từ đậu nành như củ cải trắng, cà rốt, đậu phụ… để cảm thấy no và ngon miệng.
3. Nước sốt chấm lẩu: Càng trong, lượng calo càng thấp
Nước lẩu cũng giống như nước dùng nhìn càng trong thì càng ít calo và lựa chọn tốt nhất là xì dầu, dấm, củ cải nghiền, hành, gừng, tỏi và các loại gia vị tự nhiên.
4. Thức ăn chính: chọn gạo tốt hơn mì
Thức ăn chủ yếu của món lẩu được khuyến khích chủ yếu là gạo, vì mì chứa nhiều tinh bột hơn, mì gói có nhiều calo sau khi chiên ngập dầu cũng không tốt cho người muốn giảm cân.
Ngoài ra mì rất dễ thấm hút dầu và nhiều người thích cho mì vào nồi và nấu sau cùng, lúc này mì đã thấm hút hết mỡ dầu trong nồi lẩu. Nếu bạn muốn tăng giá trị dinh dưỡng, bạn có thể chọn khoai lang, bí đỏ, khoai môn, khoai mỡ và các loại lương thực chưa tinh chế khác chứa nhiều chất xơ và nó cũng có thể làm tăng cảm giác no.
5. Bữa ăn phụ: Tránh đồ uống có đường và đồ ngọt
Tốt nhất bạn nên uống thêm nước khi ăn lẩu, hoặc chủ yếu là trà không đường, và đừng thêm đồ uống có đường.
Nguồn: ETtoday, womenshealthmag, Pinterest