Cô gái trẻ phải chạy thận suốt đời vì thường xuyên làm việc này mỗi khi đau đầu

Lạm dụng thuốc giảm đau kéo dài suốt 10 năm, cô gái trẻ đã phải chạy thận suốt đời.

Chia sẻ với truyền thông, bác sĩ Hồng - Bệnh viện đa khoa Tam Quân Trung Quốc cho biết tại đây các bác sĩ đã tiếp nhận nữ bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khó thở và mệt mỏi thường xuyên. Sau khi làm các kết quả xét nghiệm, bác sĩ kết luận nữ bệnh nhân này sẽ phải chạy thận đến hết đời.

Khi khai thác về bệnh sử, thói quen, lối sống, bác sĩ cho biết cô gái thường xuyên bị đau nửa đầu, mỗi lần đau đầu cô gái lại sử dụng thuốc giảm đau. Tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau này đã kéo dài suốt 10 năm.

Bác sĩ Hồng cho biết, việc lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài chính là nguyên nhân chính khiến cô gái trẻ bị suy thận và phải chạy thận suốt đời.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lạm dụng thuốc giảm đau nguy hiểm thế nào?

Thông thường, thuốc giảm đau phần lớn có thể dễ dàng mua ở bất kỳ hiệu thuốc nào, không cần sự kê đơn của bác sĩ. Chính vì thế, đôi khi người sử dụng vì mục đích giảm đau của mình mà bỏ qua hậu quả về tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.

7 tác dụng phụ của thuốc giảm đau với sức khỏe

Làm lu mờ triệu chứng của bệnh

Chẳng hạn bệnh tăng huyết áp, suy nhược thần kinh, mất ngủ thường có triệu chứng là nhức đầu. Nếu tự ý dùng thuốc giảm đau thì triệu chứng nhức đầu sẽ giảm. Đối với những bệnh phức tạp, nguy hiểm như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc ruột thừa… thì việc tự ý dùng thuốc lại càng rất nguy hiểm vì thuốc có thể làm che lấp triệu chứng nhưng bệnh vẫn tiến triển đến tình trạng nặng hơn.

Gây phản ứng dị ứng với thuốc 

Đây là tác hại rất nguy hiểm vì mỗi loại thuốc từ thuốc giảm đau, hạ nhiệt đến các loại thuốc đặc trị đều có thể xảy ra phản ứng dị ứng.

Hơn nữa, mỗi cơ thể có sự phản ứng riêng biệt, chẳng hạn có loại thuốc dùng cho người này thì không sao nhưng ở người khác thì trở thành nguy hiểm.

Gây đau và loét dạ dày

Thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin và naproxen gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Điều này có thể dẫn đến loét và chảy máu từ các vết loét đã có từ trước.

Gây suy thận

Những người bị tiểu đường, bệnh thận và cao huyết áp có thể bị tổn thương thận và suy thận sau khi dùng thuốc giảm đau như ibuprofen và naproxen.

Cô gái trẻ phải chạy thận suốt đời vì thường xuyên làm việc này mỗi khi đau đầu - 2

Gây tổn thương gan

Thuốc giảm đau, đặc biệt là paracetamol có thể có hại cho gan do chất peroxit được hình thành bởi sự chuyển hóa của paracetamol trong cơ thể. Do vậy cần chú ý đến liều lượng khi sử dụng paracetamol. Uống 8 viên (500 mg) trong một ngày có thể gây ra tổn thương gan cấp tính nghiêm trọng, đặc biệt ở những người hay uống rượu và có tiền sử bệnh gan từ trước.

Gây loãng máu

Thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen và naproxen làm loãng máu. Tác dụng này của aspirin có lợi cho những người gặp vấn đề về đông máu và bệnh tim. Tuy nhiên, những người đang dùng thuốc làm loãng máu, bao gồm coumadin,… nên tránh dùng tất cả các loại thuốc giảm đau (NSAID) vì chúng có thể gây loãng máu và nguy cơ chảy máu quá nhiều.

Gây sảy thai

Phụ nữ mang thai sử dụng thuốc giảm đau trong 20 tuần đầu của thai kỳ dễ bị sảy thai hơn. Một nghiên cứu cho thấy thuốc giảm đau ảnh hưởng đến các hormone kích thích chuyển dạ trong thai kỳ. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào nếu bạn đang có ý định mang thai hoặc đang mang thai.

Gây các vấn đề về sức khỏe tim mạch

Các nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) làm tăng nguy cơ đau tim chỉ sau vài tuần sử dụng. Những người sử dụng những loại thuốc này có nguy cơ bị đau tim cao hơn từ 20 - 50% so với những người không sử dụng.

Khi nào nên dùng thuốc giảm đau?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người bệnh cần lưu ý, uống thuốc giảm đau chỉ là giải pháp tạm thời do chúng làm giảm viêm và giảm đau tạm thời. Do đó, bạn phải điều trị để chữa khỏi vĩnh viễn căn bệnh gây đau của mình. 

Việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên không được khuyến khích, đặc biệt nếu bạn hoặc thành viên trong gia đình bạn có tiền sử lạm dụng chất kích thích, vì có nhiều nguy cơ dẫn đến phụ thuộc vào thuốc.

Bạn phải theo dõi liều lượng của thuốc giảm đau đang dùng, vì chúng có hại cho sức khỏe của bạn khi uống không đúng cách, thậm chí quá liều một chút cũng có thể gây tử vong. 

Đáng chú ý, thuốc giảm đau và rượu không bao giờ được dùng cùng nhau. Hãy hạn chế uống rượu khi dùng thuốc giảm đau bởi rượu có thể làm trầm trọng thêm tác dụng phụ của thuốc.

Các bác sĩ khuyến cáo: Người dân khi mắc bệnh, nhất thiết phải đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn về việc điều trị. Không nên tự ý sử dụng thuốc. Việc tự ý dùng thuốc có thể dẫn tới suy gan, suy thận, suy hô hấp… nếu không đến viện kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.