Có câu nói "của ăn là của trời cho" nên ăn uống là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống. Khảo sát cho thấy mỗi người sẽ ăn khoảng 75.000 bữa ăn trong cuộc đời. Việc bạn ăn như thế nào và ăn gì sẽ ảnh hưởng phần lớn đến sức khỏe và tuổi thọ của bạn.
Với người dân các nước châu Á, việc lựa chọn gạo thực sự rất quan trọng vì gạo là nguồn lương thực chủ yếu. Bữa ăn đôi khi có thể vắng bóng món rau, món thịt nhưng chắc chắn không thể nào thiếu cơm. Tuy nhiên, không phải loại gạo nào cũng an toàn để tiêu thụ, khi đi chợ thấy 3 loại gạo dưới đây thì bạn tốt nhất không nên mua dù có rẻ đến mấy, bởi chúng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.
Bữa ăn đôi khi có thể vắng bóng món rau, món thịt nhưng chắc chắn không thể nào thiếu cơm.
3 loại gạo không nên mua khi đi chợ vì có thể gây ung thư
1. Gạo có hương vị nặng
Để thu được lợi nhuận lớn, nhiều cơ sở kinh doanh đã bổ sung hương liệu cho gạo kém chất lượng. Khi đó, người mua không thể phân biệt giữa gạo kém chất lượng với gạo bình thường bởi bề ngoài tin tưởng, hơn nữa mùi thơm phát ra không khác gì những loại gạo chất lượng cao.
Đáng nói, hương liệu để tẩm gạo thường là một chất hóa học tổng hợp, nếu tiêu thụ quá nhiều cũng sẽ gây hại cho gan và thận. Thậm chí dễ gây nghiện vì có thể kích thích vị giác.
2. Gạo để quá lâu
Gạo mới thu hoạch là loại gạo giàu dinh dưỡng nhất. Nếu bảo quản không đúng cách sẽ rất nhanh bị giảm sút chất lượng, không chỉ mất đi màu sắc và hương vị ban đầu, mà các chất dinh dưỡng cũng bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Gạo chứa chất béo, chất đạm và tinh bột, tất cả đều bị ảnh hưởng bởi thời gian bảo quản. Hơn nữa, theo thời gian, chất lượng gạo giảm sút, độ dẻo và kết cấu của cơm không ngon như trước, mất đi mùi thơm của cơm.
Trên thực tế, nhiều gia đình có thể ăn một bao gạo trong thời gian dài do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều người nghĩ chỉ cần gạo không bị sâu, mốc là đủ. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của gạo nói chung chỉ từ 3 đến 6 tháng. Gạo cũ thường có hiện tượng đổi từ màu trắng sang ngà ngà, vàng đục, không có mùi thơm rõ rệt do đó bạn không nên mua dù nó có rẻ đến mấy.
3. Gạo có dấu hiệu bị mốc
Nếu để gạo lâu trong môi trường ẩm ướt, gạo rất dễ bị mốc. Nhiều người nghĩ rằng nấm mốc không ảnh hưởng quá nhiều đến cơ thể, chỉ cần vo gạo vài lần là sẽ sạch. Nhưng thực tế, gạo thường mọc nấm aspergillus flavus, đây là một loại nấm chứa độc tố aflatoxin. Độc tố này sẽ giết chết một lượng lớn tế bào gan và gây tổn thương gan, phát triển thành xơ gan và sau đó hình thành ung thư gan . Các triệu chứng chính của ngộ độc aflatoxin là buồn nôn, nôn, vàng da, đau gan, xuất huyết tiêu hóa và tử vong.
Khi đi chợ, nếu thấy gạo có dấu hiệu mốc xanh, mốc đen hay vàng thì tuyệt đối không mua để tránh gây hại sức khỏe.
Nên làm thế nào để đánh giá gạo có an toàn để sử dụng hay không?
Có 3 phương pháp đơn giản và tiện lợi nhất:
- Một là xem màu nước vo gạo, nếu nước vo gạo có màu đen hoặc xanh thì tốt nhất là không nên ăn.
- Hai là quan sát hạt gạo, nếu thấy bề mặt gạo có màu đen nghĩa là gạo đã có vấn đề, không nên cố gắng tiêu thụ.
- Ba là cho gạo vào túi bóng, buộc kín trong 5 phút, mở ra thấy mùi đặc biệt thì có thể gạo đã bị tẩy trắng, tẩm hương liệu…