Điểm mặt những siêu thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, phòng chống COVID-19

Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp với số ca mắc cao hằng ngày. Khi có hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể sẽ giảm được rất nhiều nguy cơ mắc bệnh. Ngoài các biện pháp vận động thể lực, thực phẩm tăng sức đề kháng là yếu tố rất quan trọng, góp phần giữ vững hàng rào bảo vệ của cơ thể.
Chia sẻ

Điểm mặt những siêu thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, phòng chống COVID-19 - 1

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài lên cơ thể dựa trên các thành phần của hệ thống miễn dịch, bao gồm da, mạng lưới hạch bạch huyết, các tế bào bạch cầu, đại thực bào, kháng thể, các chất trung gian tế bào,..

Hệ miễn dịch sẽ ngăn chặn các tác nhân gây bệnh như các loại vi khuẩn, vi rus, nấm, ký sinh trùng, và tạo ra các loại kháng thể đặc hiệu để phòng bệnh trong tương lai.

Điểm mặt những siêu thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, phòng chống COVID-19 - 2

Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng

Suy nhược tinh thần: Những người có khả năng miễn dịch kém, luôn có cảm giác khó chịu, thiếu sức sống, rất dễ mệt. Do đó, nếu phát hiện tinh thần ủ rũ, suy nhược thì cần cảnh giác vì có khả năng đã bị giảm miễn dịch.

Dễ cảm lạnh: Những người có sức đề kháng kém, không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, do đó họ dễ bị ốm, điển hình cảm lạnh, cảm cúm.

Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, vết thương chậm lành: Nếu vô tình bị đứt tay, chảy máu, những người có hệ miễn dịch yếu không chỉ cầm máu chậm hơn người khác, mà còn rất dễ bị nhiễm trùng. Người có sức đề kháng yếu cũng dễ mắc lao, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang,… và bệnh thường xuyên tái phát.

Tiêu hóa kém: Những người có khả năng miễn dịch tốt thì chức năng tiêu hóa cũng tốt, sẽ không gặp vấn đề trong khi ăn uống. Tuy nhiên, với người có khả năng miễn dịch kém không chỉ khiến quá trình tiêu hóa và hấp thu kém hơn người bình thường, khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn rất dễ bị nôn ói, tiêu chảy.

Dễ mệt mỏi: Người có sức đề kháng kém thường cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi ngủ đủ giấc cảm vẫn cảm thấy không có sức lực, dễ đau mỏi cơ thể…

Điểm mặt những siêu thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, phòng chống COVID-19 - 3

Những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng phòng COVID-19

Giữa tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay, bên cạnh thực hiện tốt Thông điệp 5K và tiêm vắc xin COVID-19, chúng ta cần chú trọng chế độ dinh dưỡng trước và sau tiêm vắc xin COVID-19, cũng như chủ động bổ sung những thực phẩm tăng sức đề kháng và củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể. Dưới đây là những “siêu” thực phẩm mang trong mình những công dụng tuyệt vời này.

Trái cây họ cam quýt

Đây là nguồn cung cấp Vitamin C rất quan trọng, giúp tăng cường việc sản xuất các tế bào bạch cầu, chống lại nhiễm trùng. Hầu hết tất cả các loại trái cây họ cam quýt đều chứa nhiều vitamin C, có thể kể đến như bưởi, cam, quýt, chanh,..

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ là thực phẩm tăng cường sức đề kháng phòng Covid hiệu quả bởi trong nó chứa rất nhiều vitamin C, gấp 3 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra, ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp vitamin A, B, E6, phytochemical và carotenoid, nhất là beta carotene (tiền chất của vitamin A) dồi dào. Bên cạnh việc góp phần giúp sáng mắt, có lợi cho làn da… mà còn chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả.

Đu đủ

Đu đủ là một loại trái cây, thực phẩm tăng sức đề kháng khác chứa nhiều vitamin C. Đu đủ cũng có một loại enzym tiêu hóa gọi là papain có tác dụng chống viêm. Ngoài ra, đu đủ có một lượng lớn kali, magiê, folate, và tất cả đều có lợi cho sức khỏe tổng thể của bạn.

Kiwi

Giống như đu đủ, kiwi tự nhiên chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C, giúp tăng cường các tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng, giữ cho cơ thể hoạt động bình thường.

Gia cầm

Món súp gà có thể giúp giảm viêm, cải thiện các triệu chứng của cảm lạnh. Thịt gia cầm, chẳng hạn như gà và gà tây, có nhiều vitamin B-6, đóng vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể, hình thành các tế bào hồng cầu mới và khỏe mạnh.

Hải sản

Hải sản và các loại động vật có vỏ như sò, hàu, tôm.. có chứa rất nhiều kẽm, thành phần trong rất nhiều loại enzyme và các quá trình chuyển hóa của hệ thống miễn dịch.

Tuy nhiên, nạp quá nhiều kẽm lại có thể ức chế chức năng hệ thống miễn dịch. Vì thế cần phải lưu ý để nạp vừa đủ lượng kẽm cho cơ thể. Nhu cầu kẽm hằng ngày là 11 mg cho nam giới trưởng thành và 8 mg cho hầu hết phụ nữ trưởng thành.

Bông cải xanh

Bông cải xanh có thể bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C và E, cũng như chất xơ và nhiều chất chống oxy hóa khác. Đây là một trong những loại rau lành mạnh nhất mà bạn có thể ăn hằng ngày.

Tỏi

Tỏi được tìm thấy trong hầu hết các nền ẩm thực trên thế giới, có giá trị trong việc chống lại nhiễm trùng. Tỏi cũng có thể làm chậm quá trình xơ cứng của động mạch và có bằng chứng cho thấy giúp giảm huyết áp.

Gừng

Gừng là một loại thực phẩm khác được nhiều người sử dụng sau khi ốm dậy. Gừng có thể giúp giảm viêm, giảm đau họng và các bệnh viêm nhiễm. Gừng cũng có thể giúp giảm buồn nôn.

Mặc dù được sử dụng trong nhiều món tráng miệng nhưng gừng có tác dụng giữ nhiệt ở dạng gingerol, một họ hàng của capsaicin nên có thể làm giảm cơn đau mãn tính.

Hạt hướng dương

Hạt hướng dương là loại thực phẩm tăng sức đề kháng có đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm phốt pho, magiê và vitamin B-6, E và selen, rất quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì chức năng hệ thống miễn dịch.

Nghệ

Nghệ là loại thực phẩm được ông cha ta sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền nhiều đời qua. Chứa hàm lượng “hợp chất quý” curcumin cao, nghệ được biết rộng rãi nhờ công dụng hỗ trợ trong việc làm đẹp da, bảo vệ gan, dạ dày và được đánh giá rất có tiềm năng trong hỗ trợ đẩy lùi các bệnh về tim mạch, ung thư,… Đây được xem là 1 trong những món ăn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể cực tốt.

Đặc biệt, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trong các nghiên cứu gần đây đã cho thấy curcumin có tác dụng tăng cường sức đề kháng một cách hiệu quả. Cụ thể, curcumin giúp tiêu diệt các tác nhân lạ, có hại cho cơ thể; tăng số lượng tế bào lympho T, tăng cường hoạt động của đại thực bào, đồng thời gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất Interleukin giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Trà xanh

Cả trà xanh và trà đen đều chứa nhiều flavonoid và epigallocatechin gallate (EGCG), các chất chống oxy hóa, được chứng minh là có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch.

Trà xanh cũng là một nguồn cung cấp axit amin L-theanine tốt, có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong tế bào miễn dịch lympho T.

Rau bó xôi

Rau bó xôi lọt vào danh sách vì không những giàu vitamin C mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và beta carotene, cả hai đều có thể làm tăng khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch.

Cải bó xôi tốt cho sức khỏe nhất khi được nấu càng ít càng tốt để vẫn giữ được chất dinh dưỡng.

Sữa chua

Sữa chua cung cấp môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật thường trú trong ruột phát triển khỏe mạnh, kích thích hệ thống miễn dịch để giúp chống lại bệnh tật.

Sữa chua cũng có thể là một nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời, giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể.

Hạnh nhân

Hạnh nhân chứa nhiều vitamin E và các loại chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe, có tác dụng ngăn ngừa và chống lại nhiễm trùng. Người lớn chỉ cần khoảng 15 mg vitamin E mỗi ngày (tương đương khoảng 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ).