Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm qua |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm qua |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +47.192 | 2.780.251 | 39.466 | 78 | |
1 | Hà Nội | +5.102 | 198.546 | 821 | 0 |
2 | TP.HCM | +849 | 519.993 | 20.272 | 0 |
3 | Bắc Ninh | +2.360 | 58.629 | 98 | 1 |
4 | Phú Thọ | +1.981 | 26.617 | 20 | 1 |
5 | Quảng Ninh | +1.980 | 28.387 | 13 | 0 |
6 | Thái Nguyên | +1.838 | 27.634 | 23 | 2 |
7 | Hòa Bình | +1.797 | 24.869 | 47 | 2 |
8 | Nam Định | +1.754 | 32.929 | 45 | 1 |
9 | Hải Phòng | +1.698 | 51.963 | 102 | 3 |
10 | Vĩnh Phúc | +1.692 | 41.785 | 14 | 0 |
11 | Ninh Bình | +1.556 | 16.783 | 37 | 5 |
12 | Bắc Giang | +1.500 | 28.137 | 29 | 0 |
13 | Nghệ An | +1.467 | 36.065 | 66 | 7 |
14 | Lào Cai | +1.360 | 13.243 | 11 | 0 |
15 | Hải Dương | +1.316 | 33.895 | 40 | 2 |
16 | Hà Tĩnh | +1.294 | 8.442 | 7 | 0 |
17 | Yên Bái | +1.275 | 9.954 | 6 | 0 |
18 | Thanh Hóa | +1.220 | 35.343 | 42 | 1 |
19 | Bình Định | +1.019 | 44.021 | 187 | 4 |
20 | Thái Bình | +1.015 | 17.961 | 8 | 0 |
21 | Sơn La | +1.007 | 12.482 | 0 | 0 |
22 | Tuyên Quang | +989 | 10.226 | 5 | 0 |
23 | Quảng Bình | +861 | 14.098 | 20 | 4 |
24 | Lạng Sơn | +808 | 12.462 | 33 | 0 |
25 | Hưng Yên | +789 | 26.605 | 2 | 0 |
26 | Đắk Lắk | +748 | 21.717 | 86 | 2 |
27 | Đà Nẵng | +720 | 48.838 | 209 | 7 |
28 | Quảng Nam | +697 | 26.034 | 54 | 0 |
29 | Khánh Hòa | +590 | 66.511 | 312 | 1 |
30 | Cao Bằng | +564 | 4.983 | 10 | 1 |
31 | Phú Yên | +553 | 14.649 | 71 | 3 |
32 | Lâm Đồng | +435 | 22.428 | 78 | 3 |
33 | Quảng Trị | +415 | 10.455 | 12 | 0 |
34 | Đắk Nông | +362 | 11.961 | 31 | 0 |
35 | Điện Biên | +358 | 5.254 | 3 | 2 |
36 | Bình Phước | +348 | 50.853 | 182 | 1 |
37 | Lai Châu | +332 | 3.095 | 0 | 0 |
38 | Hà Nam | +290 | 9.781 | 11 | 0 |
39 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +288 | 34.594 | 453 | 1 |
40 | Gia Lai | +286 | 13.878 | 43 | 2 |
41 | Thừa Thiên Huế | +224 | 25.521 | 167 | 0 |
42 | Bình Dương | +215 | 293.968 | 3.395 | 0 |
43 | Bắc Kạn | +190 | 2.507 | 5 | 0 |
44 | Kon Tum | +143 | 5.175 | 0 | 0 |
45 | Hà Giang | +139 | 14.208 | 37 | 1 |
46 | Quảng Ngãi | +130 | 17.557 | 77 | 3 |
47 | Cà Mau | +105 | 58.184 | 290 | 2 |
48 | Bình Thuận | +85 | 30.755 | 420 | 1 |
49 | Kiên Giang | +66 | 34.094 | 867 | 5 |
50 | Tây Ninh | +64 | 88.815 | 841 | 0 |
51 | Bạc Liêu | +63 | 36.197 | 382 | 3 |
52 | Đồng Nai | +53 | 100.476 | 1.754 | 0 |
53 | Vĩnh Long | +35 | 54.412 | 777 | 0 |
54 | Bến Tre | +33 | 42.838 | 418 | 0 |
55 | Trà Vinh | +29 | 38.530 | 236 | 1 |
56 | Cần Thơ | +22 | 44.773 | 911 | 2 |
57 | An Giang | +22 | 35.414 | 1.318 | 0 |
58 | Sóc Trăng | +13 | 32.634 | 585 | 2 |
59 | Ninh Thuận | +12 | 7.105 | 56 | 0 |
60 | Đồng Tháp | +12 | 47.741 | 999 | 1 |
61 | Long An | +10 | 41.968 | 988 | 1 |
62 | Hậu Giang | +8 | 16.216 | 202 | 0 |
63 | Tiền Giang | +6 | 35.063 | 1.238 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
191.368.265
Số mũi tiêm hôm qua
449.047
Tại buổi tọa đàm “Tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em - Những lưu ý quan trọng”, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế trong thời gian vừa qua, trẻ em dưới 18 tuổi mắc với tỉ lệ không nhỏ hơn so với người lớn, chiếm đến 19,3%. Tuy nhiên, chúng ta thấy nổi cộm lên là lứa tuổi từ 5 đến 11 tuổi chiếm tỉ lên đến 8%. Trong 19,3%, đây là nhóm mà chúng ta hết sức lưu ý.
PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: VGP)
“Với những kinh nghiệm mà chúng tôi thu nhận được từ các đồng nghiệp ở TP.HCM hay của một số chuyên gia khác thì chúng tôi cũng đã lên kế hoạch rất cẩn thận cho khu vực Hà Nội. Chúng tôi triển khai phác đồ điều trị của Bộ Y tế ban hành dành cho trẻ em, sau đó chúng tôi đưa vào triển khai trong thực tế tại khu vực Hà Nội. Ở Hà Nội, do phủ được vắc-xin tốt ở tất cả các nhóm trên 12 tuổi, tình trạng bệnh nhẹ là chủ yếu. Nhưng với nhóm tuổi chưa được tiêm chủng, nhóm trẻ bị bệnh nền, chúng ta cần có những quan tâm đặc biệt.
Hiện nay, chúng tôi có tiếp nhận 200 em bé đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Sau khi sàng lọc có hàng trăm em bị COVID-19, các em chủ yếu ở các nhóm tuổi chưa được tiêm chủng dưới 12 tuổi, và đặc biệt là những hậu quả của hậu COVID-19 ở trẻ em. Trong TP.HCM, cũng gặp rất nhiều trường hợp mắc chứng viêm đa hệ thống các cơ quan. Với tình trạng này sẽ gây ra các tổn thương đối với hệ thống tuần hoàn, gây ra suy đa cơ quan.
Hiện tại ở Bệnh viện Nhi Trung ương, chúng tôi thống kê con số khoảng 16 bệnh nhân tất cả, đều ở nhóm dưới 11 tuổi chưa được tiêm phòng. Chúng ta đang nói về các trường hợp mắc trong thời gian vừa qua, ở độ tuổi từ 5 đến 11 tuổi, chiếm tỉ lệ lớn”, PGS.TS. Trần Minh Điển nói.
Ngoài ra, tình trạng bệnh lý hiện tại cần phải nhập viện và những tình trạng hậu COVID thì chúng ta cũng nhắc nhiều đến nhóm tuổi dưới 11 tuổi. Dù chưa có số liệu thống kê một cách chắc chắn và cụ thể nhưng chúng ta đều nhìn thấy được qua thực tế công việc là nhóm tuổi từ 12 đến 18 tuổi có mắc thì cũng ở thể nhẹ, không đến mức độ chuyển nặng phải nhập viện hoặc có thể tử vong. Đây là vấn đề chúng ta hết sức lưu ý nhưng con số và thực tế như vậy.
“Tôi là một bác sĩ nhi khoa nên tôi thấy vấn đề nữa là bảo vệ tính mạng và sức khỏe của trẻ em. Trẻ em được quyền hưởng những thành quả của khoa học, thành quả của nghiên cứu, xuất phát từ thực tế. Do vậy, tôi nghĩ rằng các ông bố bà mẹ nên cho con mình có cơ hội để phòng chống dịch bệnh và nếu không may mắc, thì sẽ không chuyển nặng và đặc biệt là không dẫn đến tình trạng tử vong. Đây là điều mà với tư cách của một bác sĩ nhi khoa, tôi khuyên các ông bố bà mẹ như vậy. Hãy nhìn rộng ra một chút, nhìn trong gia đình mình, và nhìn trong cá thể của mỗi con người”, GS Điển nói.
Theo PGS.TS Trần Minh Điển, đứng trước một mũi tiêm dành cho trẻ em, chúng ta đều lo lắng, không chỉ ở các bậc phụ huynh mà cả chúng ta. Thời gian qua, chúng ta tiêm cho người lớn và rồi tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi, đều an toàn.
Với nhóm trẻ ít tuổi hơn, có sự đặc biệt hơn về thể chất, về tinh thần, sự lo ngại của cha mẹ cũng nhiều hơn. Chúng ta cần phải quan tâm. Nhưng với loại vắc-xin như vậy, chúng tôi đều phải đọc tài liệu để tiếp cận, để tư vấn được tốt cho các ông bố, bà mẹ và cũng chỉ định được vaccine này cho trẻ em.
“Các ông bố, bà mẹ lo ngại là có phản ứng gì lâu dài hay không? Có cả những câu hỏi về sinh sản, di truyền. Đây là vấn đề chúng ta cần hiểu rằng: Vắc-xin Pfizer lấy vật liệu chính là các ARN thông tin (mRNA); đi vào trong bào tương tế bào miễn dịch; phối hợp cùng các ribosom tạo ra các protein S. Các protein S ra ngoài cùng các tế bào miễn dịch khác tạo các kháng thể chống đỡ vắc-xin; các ARN thông tin này chỉ vào bào tương của tế bào; không xâm nhập vào nhân tế bào, nơi chứa các vật liệu di truyền của cơ thể con người. Đây là một cơ chế khoa học rất rõ ràng.
Những ảnh hưởng ngay lập tức 5-7-10 ngày sau tiêm, chúng ta cũng không nên lo ngại vì cũng giống như các loại vắc-xin tiêm chủng cho trẻ lớn hơn và cho người lớn”, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nhấn mạnh.