Bác sĩ BV Hồng Ngọc chỉ ra 2 con đường lây bệnh cúm giữa thời điểm giao mùa virus sinh sôi nhiều

Cúm mùa là loại bệnh dễ gặp phải trong thời điểm giao mùa đông xuân. Bệnh này không thể xem nhẹ và khả năng lây lan cũng rất nhanh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cúm mùa là một loại bệnh do virus cấp tính gây ra và rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi hoặc lây nhiễm qua hành động tiếp xúc với đồ vật có chứa virus, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Một số trường hợp bệnh cúm mùa có thể biến chuyển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim, nặng hơn có thể gây tử vong.

Bác sĩ BV Hồng Ngọc chỉ ra 2 con đường lây bệnh cúm giữa thời điểm giao mùa virus sinh sôi nhiều - Ảnh 1.

Bệnh dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp có tiền sử mắc bệnh mãn tính, gây suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ.

Những biểu hiện của bệnh cúm là gì? Trẻ em và người lớn có triệu chứng gì khác nhau?

Cúm mùa là bệnh không thể xem nhẹ trong thời điểm chuyển giao mùa. Theo Bác sĩ Đinh Quốc Anh (Trưởng khoa Hồi sức Tích cực - Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc): "Biểu hiện của bệnh cảm cúm thường xuất hiện sau khoảng 2 ngày, sau khi chúng ta tiếp xúc với virus cúm. Trước tiên sẽ là biểu hiện sốt rất cao, có khi tới 39 - 40 độ C, hoặc các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, hắt hơi, chảy mũi. Ngoài ra bệnh nhân sẽ có một số các biểu hiện ở những cơ quan khác như buồn nôn, tiêu chảy, đau mỏi cơ, đau đầu…

Ở người lớn và trẻ em thường không có những triệu chứng quá khác biệt. Nhưng trẻ em sẽ có biểu hiện nặng hơn như sốt cao hơn, ho đờm, ho nặng tiếng. Khi sốt cao, cơ thể trẻ cũng dễ mệt mỏi nên trẻ hay quấy khóc nhiều, bỏ ăn lâu. Tình trạng này diễn ra thường xuyên thì nên đưa trẻ tới bệnh viện khám".

Bác sĩ BV Hồng Ngọc chỉ ra 2 con đường lây bệnh cúm giữa thời điểm giao mùa virus sinh sôi nhiều - Ảnh 2.

Bác sĩ Đinh Quốc Anh (Trưởng khoa Hồi sức Tích cực - Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc)

Bệnh cúm sẽ lây qua 2 con đường là:

- Đường giọt bắn: ho, hắt hơi.

- Đường không khí: qua bầu không khí chung nhiều người hít phải.

Cách phòng tránh bệnh cúm mùa

- Giữ vệ sinh: Không chỉ giữ vệ sinh và bảo vệ vùng mặt trước khi ra đường mà bạn cũng nên giữ vệ sinh ở cả ngôi nhà của mình nữa. Khi một người mắc bệnh cúm mùa bước vào nhà bạn thì nguy cơ lây bệnh càng tăng lên cao. Bạn cần sử dụng giấy ướt để lau qua các vật dụng hay những nơi mà người bệnh chạm vào hoặc dùng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh tay. Ngoài ra, hãy che miệng khi ho hoặc hắt hơi sẽ làm giảm được sự phát tán của virus trong nhà.

- Tuân thủ một chế độ ăn đủ dinh dưỡng: Những loại trái cây và rau củ giàu vitamin, khoáng chất cần được bổ sung thường xuyên hơn trong các bữa ăn hàng ngày.

- Mỗi ngày dành ra khoảng 30 phút để tập thể dục, có thể lựa chọn hình thức đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, đạp xe... để ngăn ngừa cúm.

- Rửa tay trước và sau khi ăn cũng như cả khi ở ngoài đường về nhà, bởi đôi bàn tay sạch sẽ giúp cho virus cúm không có cơ hội lây lan.

- Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi bằng cách tập yoga, thiền để cải thiện hệ miễn dịch tốt hơn.

- Tránh sử dụng rượu bia và thuốc lá.

Bác sĩ BV Hồng Ngọc chỉ ra 2 con đường lây bệnh cúm giữa thời điểm giao mùa virus sinh sôi nhiều - Ảnh 4.
https://ahadep.com/bac-si-bv-hong-ngoc-chi-ra-2-con-duong-lay-benh-cum-giua-thoi-diem-giao-mua-virus-sinh-soi-nhieu-20220219121510991.chn