Không giống như các cơ quan khác trong cơ thể, gan là cơ quan "im lặng" nên rất khó để nhận biết nó đang ổn hay không. Khi gan có vấn đề, các hoạt động trao đổi chất cũng sẽ chịu ảnh hưởng và gây ảnh hưởng tới chức năng đào thải độc tố. Chỉ khi gan bị tổn thương vượt quá 70% thì nó mới có biểu hiện rõ ràng.
Vậy làm thế nào để nhận biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe lá gan? Hãy soi ngay vào 4 vùng cơ thể dưới đây bạn nhé!
1. Nhìn vào móng tay
Theo Đông y, gan kiểm soát các đường gân của cơ thể nên nếu móng tay có vấn đề thì chắc chắn gan cũng sẽ không ổn chút nào. Nếu trên mu bàn tay lộ ra nhiều gân xanh nghĩa là gan và túi mật không tốt. Còn trên móng tay có những đường gờ nổi lên hoặc trũng xuống thì đó là dấu hiệu cho thấy gan bị tổn thương. Nếu móng tay mềm và có màu nhợt nhạt, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu.
2. Nhìn vào nốt ruồi trên cơ thể
Khoảng 4% bệnh nhân mắc viêm gan mãn tính hoặc xơ gan có thể gặp phải tình trạng nốt ruồi mạng nhện. Với sự phục hồi của chức năng gan, nốt ruồi có thể chuyển từ màu đỏ tươi sang màu sẫm rồi cuối cùng dần biến mất.
Nốt ruồi trong máu cho thấy nguy cơ bạn đang mắc gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc viêm túi mật, thường gặp ở bệnh nhân bị viêm gan mãn tính.
3. Nhìn vào khuôn mặt
Theo Đông y, khuôn mặt có nhiều sắc vàng thường liên quan đến việc thiếu khí huyết, lá lách hoặc dạ dày suy yếu. Gan dự trữ máu và nếu máu gan không đủ thì da mặt sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến da dẻ kém tươi tắn. Ngoài ra, việc tích tụ độc tố trong gan cũng sẽ làm mất cân bằng hormone và rối loạn nội tiết.
4. Nhìn vào làn da
Da sạm, da xỉn màu, vàng da, sạm đen, ngứa ngáy… đều là những dấu hiệu cảnh báo gan đang phải làm việc quá sức. Những người thức khuya nhiều sẽ khiến cho chức năng trao đổi chất không còn trơn tru, làm da thường xuyên bị sạm và xỉn màu hoặc có quầng thâm dưới mắt. Nguyên nhân là do chức năng giải độc của gan bị suy giảm, tế bào gan không loại bỏ được bilirubin để lưu thông nên khiến làn da bị ảnh hưởng.
Nguồn: Sohu