Gia đình 3 người lần lượt bị ung thư do thường xuyên ăn loại thức ăn này

Bạn cần nắm được nguyên tắc khi ăn đồ thừa để không lãng phí và an toàn cho sức khỏe.

Báo chí Trung Quốc từng đưa tin một gia đình 3 người, do hoàn cảnh nghèo nên họ sống rất đạm bạc, lên kế hoạch quản lý thực phẩm rất chi tiết để không lãng phí bất kỳ thứ gì. Đối với đồ ăn thừa ngoài việc hâm lại nhiều ngày, thậm chí rau quả hư thối họ cũng đều tận dụng triệt để vì nghĩ rằng, chỉ cần cắt bỏ phần bị thối đi là được.

Gia đình 3 người lần lượt bị ung thư do thường xuyên ăn loại thức ăn này - 1

Ảnh minh họa

Trên thực tế, thức ăn thừa chứa một lượng lớn nitrit, chất này được chuyển hóa thành nitrosamine sau khi cơ thể con người hấp thụ nitrit, đây là chất gây ung thư được công nhận. Rau quả bị mốc, thối có chứa aflatoxin, độc tố này gấp 68 lần asen, là loại nấm mốc gây ung thư cao nhất và rất khó rửa sạch.

Bằng cách này, gia đình 3 người đã ăn những thực phẩm có khả năng gây ung thư trong một thời gian dài, cuối cùng họ lần lượt bị ung thư dạ dày và ung thư ruột. Số tiền dành dụm cả đời của họ cũng không đủ chữa trị cho căn bệnh do chính mình gây ra.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi đôi khi thừa quá nhiều thức ăn. Vậy thì chúng ta cần phải làm gì? Hãy nhớ 6 lưu ý này trong việc ăn thức ăn thừa, vừa không lãng phí vừa an toàn.

Gia đình 3 người lần lượt bị ung thư do thường xuyên ăn loại thức ăn này - 2

1. Đừng ăn rau củ

So với các món thịt, rau củ dễ bị nhiễm khuẩn và bị vi sinh vật phân hủy nhanh. Đồng thời, nó cũng chứa nhiều chất nitrat hơn, khi để lâu, các chất nitrat này sẽ bị khử thành nitrit, nitrit sau khi vào cơ thể người sẽ chuyển hóa thành nitrosamine, được công nhận là chất gây ung thư.

2. Đừng ăn đồ nguội lạnh

Việc hâm nóng thức ăn có thể có tác dụng khử trùng. Thức ăn nguội chưa được làm nóng, nếu để lâu sẽ dễ sinh ra một số lượng lớn vi khuẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, bất kể các món nguội như thịt và rau tuyệt đối không nên ăn lúc nguội lạnh.

3. Bảo quản trong tủ lạnh

Nhiệt độ phòng càng cao, vi sinh vật càng dễ sinh sôi. Vì vậy, thức ăn thừa nên cho vào tủ lạnh kịp thời để bảo quản.

4. Phân loại thức ăn

Nếu đựng thức ăn thừa chung với nhau rất dễ khiến vi khuẩn lây nhiễm chéo, từ đó nguy hại đến sức khỏe. Do đó, thức ăn thừa nên đựng đựng trong hộp nhựa hoặc có màng thực phẩm bọc lại trước khi bảo quản trong tủ lạnh.

5. Đun nóng hoàn toàn

So với các món ăn tươi sống, thức ăn thừa sẽ ẩn chứa nhiều vi khuẩn hoặc vi sinh vật hơn, khi ăn lại bạn cần hâm nóng hoàn toàn và đun sôi trong hơn 3 phút để có thể khử trùng, đảm bảo an toàn cho thực phẩm.

6. Không đun nhiều lần

Đun nóng thức ăn thừa vừa đủ ăn, không nên hâm nóng nhiều lần, vì đun nhiều lần dễ sinh ra chất gây ung thư.