Làm ấm cơ thể
Nếu cảm lạnh, việc ngâm chân trong nước gừng nóng có thể giúp cơ thể ấm lên, hồi sức nhanh chóng. Cần lưu ý rằng, phương pháp này không thích hợp với những người bị cao huyết áp, bệnh tim, chuột rút, tiểu đường và nhiễm trùng da. Khi ngâm chân, bạn có thể cho muối và giấm vào nước gừng nóng, ngâm tối đa 30 phút.
Trị ho
Gừng thái nhỏ, vắt lấy nước cốt, thêm một lượng nước ấm theo tỉ lệ 1:1 rồi dùng để cạo gió vùng lưng có các huyệt phong trì, địa trung, phong môn giúp dưỡng phổi khí, xua phong hàn, làm ấm cơ thể rất tốt.
Ngoài ra, bạn có thể nấu canh gừng lá hành để uống với công thức: 30g gừng thái nhỏ, 10g hành lá trắng, thêm đường nâu, hãm với nước sôi hoặc đun đến khi sôi. Gừng có vị cay nồng, tính ấm, tán phong hàn làm ấm bụng, giảm nôn, giải độc. Hành lá trắng có vị cay, tính ấm, giúp giải cảm, hạ nhiệt cho cơ thể.
Trị mụn
Rửa mặt bằng nước gừng ấm mỗi ngày hai lần vào sáng và tối trong khoảng 60 ngày sẽ khiến mụn thuyên giảm và biến mất. Gừng có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, giải độc, đồng thời thông huyết cực tốt.
Giảm đau khớp
Cắt gừng thành lát dày 1cm, ngâm nước muối loãng rồi đắp lên vùng thắt lưng hoặc khớp gối bị đau sẽ giúp giảm đau khớp. Ngoài ra, uống nước gừng tươi pha với muối còn giúp bổ dưỡng ích khí, phát tán khí trệ nên có tác dụng chữa các chứng đau do thay đổi thời tiết.
Giảm nôn mửa
Sắc gừng với vỏ cam, ngày uống 2-3 lần giúp giảm đau, giảm nôn mửa rất hiệu quả. Vào mùa hè, mọi người thường ăn đồ lạnh, hoa quả có tính hàn khiến hơi lạnh xâm nhập vào dạ dày. Khi đó, loại đồ uống này sẽ có tác dụng và giảm cảm giác nôn mửa một cách tối đa. Tuy nhiên, gừng có tính nóng nên những người cao huyết áp không nên sử dụng.