Johan Cruyff là cầu thủ người Hà Lan, từng 3 lần được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, người cùng đội tuyển quốc gia Hà Lan đến trận chung kết World cup năm 1974. Bên cạnh đó, ông đã có 8 năm phụ trách câu lạc bộ Barcelona dưới vai trò huấn luyện viên. Ông được coi là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất thế giới, người tiên phong của lối đá tổng lực. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn với người hâm mộ và các cầu thủ trên toàn thế giới.
Ung thư phổi là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và phổ biến, đặc biệt với các “quý ông”. Dưới đây là những thông tin cần chú ý về căn bệnh này.
1. Các triệu chứng của ung thư phổi
Các triệu chứng của ung thư phổi ban đầu bao gồm:
+ Ho dai dẳng
+ Ho có đờm hoặc máu
+ Đau ngực trầm trọng khi thở sâu, cười hoặc ho
+ Khàn tiếng
+ Khó thở
+ Suy nhược và mệt mỏi
+ Chán ăn và sụt cân
Bạn cũng có thể dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp tái phát như viêm phổi hoặc viêm phế quản.
Khi ung thư lan rộng, các triệu chứng mới phụ thuộc vào nơi hình thành các khối, ví dụ:
+ Hạch bạch huyết: Xuất hiện khối u, đặc biệt ở cổ hoặc xương đòn
+ Xương: đau xương, đặc biệt là ở lưng, xương sườn hoặc hông
+ Não hoặc cột sống: nhức đầu, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc tê tay chân
+ Gan: vàng da
Các khối u ở đỉnh phổi có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh mặt, dẫn đến tình trạng sụp mí mắt, đồng tử nhỏ, hoặc thiếu mồ hôi ở một bên mặt. Kết hợp lại, các triệu chứng này được gọi là hội chứng Horner.
Bên cạnh đó, các khối u có thể đè lên tĩnh mạch lớn vận chuyển máu giữa đầu, cánh tay và tim. Điều này có thể gây sưng mặt, cổ, ngực trên và cánh tay.
2. Nguyên nhân gây ra ung thư phổi
Bất kỳ ai cũng có thể bị ung thư phổi, nhưng 90% các trường hợp ung thư phổi là do hút thuốc.
Khi hít phải khói thuốc, nó bắt đầu làm hỏng mô phổi của bạn. Phổi có thể tự phục hồi những tổn thương, nhưng việc tiếp xúc với khói thuốc khiến phổi khó thực hiện chức năng này. Một khi các tế bào bị tổn thương, chúng bắt đầu hoạt động bất thường, làm tăng khả năng phát triển ung thư phổi. Khi bạn ngừng hút thuốc, bạn sẽ giảm nguy cơ ung thư phổi theo thời gian.
Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, tiếp xúc với radon, một loại khí phóng xạ tồn tại tự nhiên, là nguyên nhân thứ hai.
Radon xâm nhập vào các tòa nhà thông qua các vết nứt nhỏ trên nền móng. Những người tiếp xúc với khí radon có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao.
Hít thở các chất độc hại khác trong thời gian dài cũng có thể gây ung thư phổi. Các chất đó bao gồm:
+ Thạch tín
+ Cadimi
+ Crom
+ Niken
+ Một số sản phẩm dầu mỏ
+ Uranium
Bên cạnh đó, các đột biến gen di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi, đặc biệt nếu bạn hút thuốc hoặc tiếp xúc với các chất gây ung thư khác.
Và đôi khi, ung thư phổi bộc phát mà không rõ nguyên nhân.
3. Các giai đoạn của ung thư phổi
Các giai đoạn ung thư cho biết mức độ di căn của ung thư và hướng điều trị. Khả năng thành công và khỏi bệnh cao hơn khi bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, trước khi nó di căn. Tuy nhiên, giai đoạn này thường bệnh không có những triệu chứng rõ ràng nên khó phát hiện.
Ung thư phổi có bốn giai đoạn chính:
+ Giai đoạn 1: Ung thư được tìm thấy trong phổi, nhưng nó chưa lan ra ngoài phổi.
+ Giai đoạn 2: Ung thư được tìm thấy ở phổi và các hạch bạch huyết lân cận.
+ Giai đoạn 3: Ung thư ở phổi và các hạch bạch huyết ở giữa ngực.
+ Giai đoạn 3A: Ung thư được tìm thấy trong các hạch bạch huyết, nhưng chỉ ở cùng bên ngực nơi ung thư bắt đầu phát triển lần đầu.
+ Giai đoạn 3B: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở bên đối diện của ngực hoặc đến các hạch bạch huyết trên xương đòn.
+ Giai đoạn 4: Ung thư đã lan đến cả hai phổi, vào khu vực xung quanh phổi hoặc đến các cơ quan ở xa.
Chú ý tới những dấu hiệu của bệnh, cũng như hiểu rõ các nguyên nhân và giai đoạn phát triển bệnh sẽ giúp bạn chiến thắng căn bệnh quái ác này.