Tức giận ở mức độ lớn sẽ khiến hệ thống nội tiết bị rối loạn, khả năng miễn dịch của cơ thể cũng bị ức chế mạnh do căng thẳng. Khi tức giận, dạ dày và ruột sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời chức năng tiêu hóa suy yếu, khiến cơ thể buộc phải tăng cường nhịp đập của tim để hỗ trợ “dinh dưỡng cần thiết khi cơ thể tức giận”. Hành động này cũng làm tăng nhồi máu cơ tim và nhồi máu não, rủi ro đột quỵ rất cao.
Tức giận làm tăng nhồi máu cơ tim và nhồi máu não, rủi ro đột quỵ rất cao.
Sau đây là một số vấn đề sức khỏe xuất hiện khi tức giận:
Chóng mặt và nhức đầu
Tức giận là một hành vi có hại cho sức khỏe, biểu hiện thường thấy là đỏ mặt tía tai, chóng mặt, sưng tấy, đau đầu và thậm chí xuất huyết não. Có rất nhiều trường hợp nhồi máu não do nóng giận, nhiều người bất tỉnh do cãi vã vợ chồng, đây là những vấn đề đáng được quan tâm.
Kinh nguyệt không đều
Trong thực tế cuộc sống, nhiều chị em gặp rắc rối vì kinh nguyệt không đều. Ở một mức độ nào đó, “cơn thịnh nộ” cũng là một yếu tố nguy cơ cao. Tức giận ảnh hưởng tới sự lưu thông khí huyết trong cơ thể, liên quan mật thiết tới phụ nữ, có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, gây đau bụng kinh.
Tăng sản tuyến vú
Tăng sản tuyến vú là căn bệnh có tỷ lệ mắc khá cao ở phụ nữ, một trong những yếu tố nguy cơ của nó là hay nổi nóng và trầm cao. Triệu chứng của căn bệnh này thường thấy khi tức giận là đau tức ngực, sườn và bụng, lúc nào cũng thấy khó thở, thậm chí di chuyển cũng cảm thấy đau ở vùng ngực.
Nốt tuyến giáp
Nóng giận dễ dẫn đến rối loạn hệ thống nội tiết, gây tăng tiết hormone tuyến giáp, lâu dần sẽ sinh ra nhân giáp, cường giáp, bướu cổ, ung thư tuyến giáp và các bệnh khác.
Khả năng miễn dịch
Khi tức giận, não sẽ ra lệnh cho cơ thể sản sinh ra một loại cortisol chuyển hóa từ cholesterol, khi chất này tích tụ trong cơ thể quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tế bào miễn dịch bình thường của cơ thể.
Bệnh gan
Khi tức giận con người sẽ tiết ra một chất gọi là catecholamine, chất này sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương, khiến lượng đường trong máu tăng cao, đồng thời làm tăng phân hủy axit béo làm tế bào gan tăng sinh. Theo thời gian, nói quen này sẽ gây ra bệnh gan.
Ngoài ra, thường xuyên tức giận cũng có thể dẫn đến tức ngực, khó thở, táo bón, tăng huyết áp, nổi mụn, mất ngủ.
Cần phải làm gì để thay đổi thói quen hay nóng giận?
Khi có thời gian, bạn nên làm những việc khiến bản thân cảm thấy hạnh phúc hơn, đó có thể là những sở thích lành mạnh như thể thao, nói chuyện hay giao tiếp nhiều hơn với gia đình và bạn bè.
Điều chính thói quen sống lành mạnh, thường xuyên đi khám sức khỏe tổng quát, chú ý đến thể trạng của bản thân là cách để bảo vệ cơ thể chính mình.