Loại rau dân dã của người Việt được mệnh danh "rau trường thọ", giải độc, chống oxy hóa tuyệt vời

Rau lang là một trong những loại rau dân dã ở Việt Nam và có thể gặp được ở bất cứ đâu, đặc biệt trong những mâm cơm vào mùa hè. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những công dụng tuyệt vời mà loại rau này mang lại.

Vì sao rau lang được mệnh danh "nữ hoàng các loại rau"?

Nghiên cứu cho biết, cứ trong 100 gram rau lang tươi có chứa 2,28 gram protein, 4,1 gram đường, 0,2 gram chất béo, 16 gram kali khoáng, 2,3 gram sắt, 34 gram phốt pho, 6,42 gram caroten, 0,35 mg vitamin B2 và 0,35 mg vitamin C.

Hàm lượng của hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng trong lá khoai lang cao hơn nhiều so với các loại rau như rau muống, cần tây, bắp cải, chân vịt, cải thảo, cải xanh, hẹ, dưa chuột, cà tím, cà rốt… rau lang đứng đầu trong 13/14 tiêu chí dinh dưỡng. Đặc biệt hàm lượng caroten cao vượt bậc, gấp khoảng 3 lần so với cà rốt thông thường và cao hơn ngô tươi, khoai môn đến hơn 600 lần.

Chính vì vậy, Trung tâm Nghiên cứu Rau quả Châu Á đã liệt rau lang vào danh sách loại rau có giá trị dinh dưỡng cao và gọi với cái tên "rau trường thọ" hay "nữ hoàng các loại rau".

Loại rau dân dã của người Việt được mệnh danh rau trường thọ, giải độc, chống oxy hóa tuyệt vời - Ảnh 1.

Lợi ích của rau lang

Giải độc, tăng cường miễn dịch

Chất diệp lục trong lá rau lang có tác dụng giúp thanh lọc máu, giải độc hiệu quả. Đồng thời, trong lá rau lang cũng chứa lượng lớn chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Chính vì vậy, ăn nhiều rau lang có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, ngăn ngừa cảm lạnh, đặc biệt tốt với những người suy nhược, mắc bệnh.

Rau lang rất giàu vitamin A, ăn 300 gram rau lang mỗi ngày có thể bổ sung đủ lượng vitamin A cần thiết. Vitamin A có thể bảo vệ, tăng cường thị lực.

Phòng ngừa ung thư

Rau lang có chứa lượng chất chống oxy hóa cao gấp 5 - 10 lần các loại rau thông thường. Đặc tính chống oxy hóa trong rau lang là nhờ các dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin… Những chất chống oxy hoá sẽ ngăn ngừa sự hình thành của tế bào gốc.

Polyphenol và anthocyanin có nhiều trong rau lang cũng có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư nhờ cơ chế điều chỉnh chu kỳ tế bào, cảm ứng gây chết tế bào, giảm tăng sinh thành mạch.

Loại rau dân dã của người Việt được mệnh danh rau trường thọ, giải độc, chống oxy hóa tuyệt vời - Ảnh 2.

Tăng cường tiết sữa

Rau lang chứa nhiều Flavonoid - một hợp chất thúc đẩy quá trình tiết sữa ở người mẹ. Ăn nhiều rau lang có thể hỗ trợ quá trình tiết sữa, tác dụng tích cực đối với trẻ em, nâng cao sức khoẻ.

Đồng thời, trong rau lang cũng có lượng lớn phytosterol có hiệu quả điều chỉnh các chức năng cơ thể tương tự như hormone.

Hỗ trợ giảm cân, tăng nhu động ruột

Ngoài ra, rau lang cũng có nhiều cellulose, 100 gram lá rau lang chứa 30 calo và 3,1 gram chất xơ. Tăng cường ăn những loại rau có lượng chất xơ cao, hàm lượng calo thấp không chỉ tăng cường nhu động ruột, tạo điều kiện cho cơ thể giải độc mà còn tăng cảm giác no, hỗ trợ giảm cân.

Rau lang chứa nhiều chất xơ có thể hỗ trợ tăng cường nhu động ruột, tác động tốt tới sức khoẻ đường tiêu hoá. Chính vì vậy, những người mắc chứng táo bón có thể sử dụng loại rau này nhằm cải thiện tình trạng bệnh.

Ngăn ngừa thiếu máu, cao huyết áp, xơ vữa động mạch.

Trong lá rau lang chứa nhiều sắt và các loại vitamin A, C, E, thúc đẩy quá trình trao đổi chất mới, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, trong rau lang còn chứa nhiều kali giúp ổn định, ngăn ngừa cao huyết áp, thanh nhiệt giải độc.

Một số nghiên cứu cũng ghi nhận tác dụng giảm lipid máu và chống xơ vữa động mạch của rau lang nhờ những chất xơ không hòa tan giúp cản trở hấp thu lipid ở ruột non. Flavonoid và quercetin trong rau lang cũng làm giảm hấp thu acid béo trong ruột.

Dù rau lang có nhiều tác dụng tuy nhiên do có thành phần giúp giảm đường huyết nên không nên ăn khi đói. Đồng thời, không nên ăn sống rau lang mà cần luộc hoặc xào chín kỹ. Không chỉ vậy, do hàm lượng canxi tương đối lớn nên những người mắc bệnh thận không nên ăn quá nhiều, tránh gây gánh nặng và sỏi thận.

Nguồn: Sohu, people.cn