Nam sinh 18 tuổi đột nhiên đau đầu dữ dội sau 2 tháng nhổ răng khôn, không ngờ mắc ung thư miệng vì 3 sai lầm nhiều người trẻ mắc phải

Nhiều người trẻ cho rằng đối với răng khôn, đau đớn khi nhổ răng là khủng khiếp nhất. Nhưng thật ra, nhổ xong không phải là hết, những nguy cơ chết người vẫn còn tiềm ẩn phía sau.

Một nam sinh 18 tuổi sống tại Đài Bắc (Đài Loan) đã bật khóc nức nở khi nhận chẩn đoán ung thư miệng sau khi nhổ răng khôn 2 tháng.

Theo lời cậu kể, cậu bắt đầu mọc răng số 8 hay còn gọi là răng khôn cách đây khoảng 1 năm. Lúc đầu, chỉ cảm thấy hơi ngứa và khó chịu 1 chút khi răng nhú lên. Cho đến cách đây gần 3 tháng thì hàm bên phải rất đau nhức, kèm theo đau đầu, sốt dai dẳng khiến cậu ngay cả nhai nuốt cũng khó khăn.

Nam sinh 18 tuổi đột nhiên đau đầu dữ dội sau 2 tháng nhổ răng khôn, không ngờ mắc ung thư miệng vì 3 sai lầm nhiều người trẻ mắc phải - Ảnh 1.

Sau hơn 2 tuần chịu đựng, cậu quyết định tới phòng khám nha khoa để thăm khám. Chụp X-quang cho thấy răng số 8 ở hàm dưới bên phải bị mọc lệch hơn 40 độ, chèn ép răng số 7 bên cạnh gây xô lệch hàm và viêm nhiễm. Sau khi nhận tư vấn chuyên môn, cậu quyết định nhổ răng và ca tiểu phẫu thành công tốt đẹp.

Tuy nhiên, 2 tháng sau thì cơn đau răng, hàm, nửa đầu bên phải đột nhiên quay trở lại, còn dữ dội hơn khi chưa nhổ răng. Vài ngày sau, cả khoang miệng của cậu đều đau nhức, liên tục chảy nước dãi, có mùi hôi khó chịu và sốt cao về đêm. Sau khi tự mua thuốc uống nhưng không thấy đỡ, cậu vội vã bắt xe tới Bệnh viện Đài Bắc.

Nam sinh 18 tuổi đột nhiên đau đầu dữ dội sau 2 tháng nhổ răng khôn, không ngờ mắc ung thư miệng vì 3 sai lầm nhiều người trẻ mắc phải - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt Xia Yiran cũng hoảng hốt khi kiểm tra tình trạng của cậu trai trẻ. Ông nhìn cậu bằng ánh mắt tức giận vừa xót xa, cho biết cậu đã bị ung thư miệng. Ở giai đoạn đầu, khối u còn khu trú ở khoang miệng, chưa di căn vùng và di căn xa nên có thể điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật.

Nguyên nhân là 3 thói quen xấu phổ biến ở người trẻ

Điều tra bệnh sử cho thấy, nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư miệng ở nam sinh này là 3 thói quen xấu khi chăm sóc răng miệng rất phổ biến ở người trẻ.

Đầu tiên là thiếu kiến thức, ít quan tâm đến chăm sóc sức khỏe răng miệng. Với những người trẻ tuổi, có 1 căn bệnh vô hình được gọi là "chứng sợ nha khoa". Nếu không đau đến không chịu nổi hay gặp chấn thương, sứt mẻ răng, phải nhổ răng, chỉnh nha… thì họ nhất quyết không muốn bước chân vào phòng khám nha.

Trong khi đó, lại rất thiếu kiến thức về nha khoa, vệ sinh răng miệng hằng ngày thế nào là đúng cũng không nắm chắc. Rất ít người xây dựng được thói quen khám nha khoa định kỳ, có chủ động đến nha khoa cũng chủ yếu là làm các dịch vụ thẩm mỹ như bọc sứ, làm trắng…

Nam sinh 18 tuổi đột nhiên đau đầu dữ dội sau 2 tháng nhổ răng khôn, không ngờ mắc ung thư miệng vì 3 sai lầm nhiều người trẻ mắc phải - Ảnh 3.

Thứ hai là chủ quan khi mọc răng khôn. Trưởng khoa Xia Yiran cho biết, trên thực tế có tới 90% trường hợp răng khôn phải nhổ. Ngay cả với những răng mọc thẳng cũng có thể gặp phải vấn đề viêm nhiễm hoặc khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt, hình thể hàm răng, khớp cắn hoặc hình dáng mặt, khớp thái dương hàm.

Nhưng giống như nhiều bạn trẻ khác, cậu trai trẻ này cho rằng bị đau hoặc sốt, có mụn nước khi mọc răng khôn là đương nhiên, chỉ cần chịu đựng vài ngày là hết. Thậm chí, khi nhận được chỉ định nhổ răng, cậu cũng chần chừ mãi, nếu có thể kéo dài thì quyết không muốn nhổ răng.

Sai lầm thứ 3 là việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn. Nhiều người cho rằng nhổ răng xong là hết mà không biết rằng quá trình theo dõi, vệ sinh sau đó cũng rất quan trọng.

Nam sinh 18 tuổi đột nhiên đau đầu dữ dội sau 2 tháng nhổ răng khôn, không ngờ mắc ung thư miệng vì 3 sai lầm nhiều người trẻ mắc phải - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Mặc dù đã được bác sĩ dặn dò nhưng cậu vẫn không chú trọng làm sạch khoang miệng sau khi nhổ răng, tự ý ngưng thuốc kháng viêm. Đặc biệt, khi phát hiện vết lõm sau nhổ răng có dấu hiệu ngứa ran, viêm nhiễm, đau nhức trở lại cậu vẫn chủ quan, không báo cho bác sĩ. Thậm chí, lịch hẹn tái khám sau ca tiểu phẫu cậu cũng bỏ qua.

Khi cậu đến bệnh viện, mô viêm đã chuyển thành ung thư miệng, tế bào ung thư đã bao phủ toàn bộ xương hàm dưới bên phải. Theo Trưởng khoa Xia Yiran, vì bệnh nhân còn quá trẻ nên phải thực cắt mổ tại cổ để tránh để lại sẹo. Sau đó kết hợp với cắt xương tạo hình để không ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như tránh tái phát và hạn chế di chứng về sau.

Ông cũng nhắc nhở, độ tuổi tốt nhất để nhổ răng khôn là từ 16 - 25 tuổi. Vì răng khôn lúc này chưa nhú, chân răng chưa trưởng thành, xương ổ răng còn tương đối mềm nên dễ nhổ hơn. Tuy nhiên, vẫn sẽ không tránh khỏi sưng đau sau khi nhổ răng, phải uống thuốc và theo dõi, tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

Nguồn và ảnh: ETtoday, Healthline, Aboluowang

Nam sinh 18 tuổi đột nhiên đau đầu dữ dội sau 2 tháng nhổ răng khôn, không ngờ mắc ung thư miệng vì 3 sai lầm nhiều người trẻ mắc phải - Ảnh 5.
https://ahadep.com/nam-sinh-18-tuoi-dot-nhien-dau-dau-du-doi-sau-2-thang-nho-rang-khon-khong-ngo-mac-ung-thu-mieng-vi-3-sai-lam-nhieu-nguoi-tre-mac-phai-20220312232959868.chn