Mới đây, một người đàn ông tên Tiểu Lý (33 tuổi) ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc cấp cứu tại Bệnh viện liên kết của trường Cao đẳng Y tế Tây An trong tình trạng ngứa ở bàn chân, bị hoại tử suýt phải cắt cụt các chi.
Tiểu Lý cho biết, mình bị tiểu đường hơn 2 năm nay nhưng không quá quan tâm tới tình trạng của bản thân vì không thấy có khó chịu gì. Mãi cho tới một ngày, đột nhiên anh cảm thấy ngứa ở tay và gan bàn chân, sau đó các vết xước xuất hiện và trầm trọng thêm nên mới vội vàng tới bệnh viện.
Ảnh minh họa.
Sau 20 ngày điều trị, các bác sĩ đã cứu được tay chân của Tiểu Lý. Đặc biệt, bàn chân của anh được ghép da sau đó 40 ngày và có dấu hiệu hồi phục.
Các bác sĩ cho biết, tình trạng của Tiểu Lý do biến chứng nặng của bệnh tiểu đường gây ra. Vết thương của người bệnh kèm theo thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng, cần được điều trị kịp thời nếu không sẽ có nguy cơ cắt cụt các chi.
Những điều khiến bệnh tiểu đường khó được kiểm soát
Khi mắc bệnh tiểu đường, thuốc kháng sinh không phải là phương pháp điều trị tối ưu nhất. Ở giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường, không có cách điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể giảm nhẹ triệu chứng.
Sau đây là một số nguyên nhân khiến tình trạng tiểu đường ở nhiều người ngày càng trầm trọng và xảy ra biến chứng nặng hơn:
- Ăn quá nhiều
Kiểm soát khẩu phần ăn mỗi ngày rất quan trọng trong việc ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn. Bạn có thể ăn những thứ mình thích nhưng không được ăn nhiều.
- Uống quá nhiều bia rượu
Bạn không nhất thiết phải từ bỏ bia rượu nhưng phải kiểm soát số lượng mình uống. Vì bia rượu sẽ ngăn cản gan giải phóng glucose, do đó lượng đường trong máu sẽ hạ xuống thấp, gây ra tình trạng hạ đường huyết.
Để giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát, bạn không nên uống quá 2 ly mỗi ngày nếu là đàn ông, 1 ly nếu là phụ nữ. Không uống bia rượu khi bụng đói.
- Bỏ bữa sáng
Điều quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường là không được bỏ bữa sáng. Điều này có thể khiến cho lượng đường tăng đột biến trong ngày. Ăn khuya có thể khiến lượng glucose tăng cao vào buổi sáng.
- Uống ít nước
Khi bị tiểu đường, cơ thể sẽ mất nhiều nước hơn. Vì thế, khi bạn không uống đủ lượng nước cơ thể cần, lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Bạn hãy cố gắng uống nước thường xuyên hơn ngay cả khi không cảm thấy khát. Hãy uống 1 ly nước khi mới thức dậy, và cứ sau vài giờ nên uống thêm nước. Nếu không thích nước lọc, có thể thêm vài lát chanh, lá bạc hà hoặc quả mọng nghiền nát.
- Ít ngủ
Chỉ sau 1 đêm ngủ ít hơn 6 tiếng, lượng đường trong máu ngày hôm sau sẽ tăng lên. Khi cơ thể thiếu ngủ, nó sẽ tạo ra ít insulin hơn, khó vận chuyển glucose vào các tế bào.
Việc ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng sẽ giúp insulin tiết ra đầy đủ cơ thể cần.
- Ít vận động, tập thể dục
Vận động là cách tốt nhất để kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định. Có thể nói rằng, đây là “loại thuốc hoàn hảo” dành cho người bị tiểu đường. Bên cạnh việc kiểm soát lượng đường trong máu, việc tập thể dục còn giúp ngăn ngừa tăng cân, huyết áp cao, trầm cảm, bệnh tim. Bạn nên cố gắng dành ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày.