Cô Tương (ngoài 40 tuổi, Trung Quốc) tính tình hướng ngoại và có nhiều bạn bè. Sở thích của cô là ăn uống và tán gẫu với các chị em. Trong số rất nhiều món ngon, lẩu thập cẩm đậm đà là món được cô yêu thích nhất để cùng mọi người quây quần thưởng thức. Theo lời của cô Tương, về cơ bản lẩu là món cô ăn hàng tuần.
Một tháng trước, cô Tương đột nhiên cảm thấy mắt mình nhìn mọi thứ ngày càng mờ. Lúc đầu, cô nghĩ rằng mình bị lão thị nặng nên đến tiệm để lấy kính. Thế nhưng, nửa tháng trôi qua, mắt cô ngày càng mờ, lúc nào cũng thấy bóng đen, có gì đó lơ lửng, đeo kính cũng không đỡ.
Lúc này, cô bắt đầu băn khoăn không biết mình có bị bệnh gì nghiêm trọng về mắt không, sợ sẽ bị mù nên vội vàng đến bệnh viện gần đó để khám mắt. Sau khi đi khám, cô được chẩn đoán là bị viêm màng bồ đào.
Có hơn 100 nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng bồ đào. Để điều trị triệu chứng, phải tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh mắt của cô Tương dường như đặc biệt kỳ lạ. Cô đã đến nhiều bệnh viện và tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhiều lần nhưng không tìm ra nguyên nhân.
Tổn thương màu trắng ẩn trên rìa của điểm vàng trong mắt cô Tương
Cuối cùng, khi đến Khoa Mắt, Bệnh viện Nhân dân số 1 Hàng Châu, thị lực mắt trái của cô Tương chỉ còn 1/10. Sau khi sử dụng một số công nghệ hiện đại mới, bác sĩ Li Jian, bác sĩ nhãn khoa tại bệnh viện phát hiện một tổn thương màu trắng ẩn trên rìa của điểm vàng. Việc kiểm tra chất lỏng trong mắt cô Tương khẳng định rằng kháng thể Toxoplasma là tích cực. Kết hợp với các đặc tính của tổn thương mắt, cô Tương được chẩn đoán bị nhiễm khuẩn Toxoplasma gondii (trùng cong).
Sau khi điều trị, thị lực của cô Tương đã được phục hồi một phần, nhưng do tình trạng bệnh kéo dài nên không thể khôi phục được thị lực trước đó.
Toxoplasma gondii là một loại ký sinh trùng, mèo và các vật nuôi khác là vật chủ cuối cùng của nó. Nó sinh sôi nảy nở trong tế bào biểu mô ruột để tạo thành noãn.
Nghe nguyên nhân gây bệnh cho mình, cô Tương rất ngạc nhiên. Làm sao cô có thể bị nhiễm Toxoplasma gondii nếu cô không nuôi mèo và cũng không đụng vào mèo?
Thủ phạm là cách ăn lẩu... ngon nhưng không khỏe
Trong quá trình tìm hiểu sâu hơn sau đó, bác sĩ Li biết được rằng điều này có liên quan đến "phương pháp ăn lẩu chuẩn tươi ngon" mà cô Tương hay làm - nhúng thịt 10 lần rồi bỏ ra ăn ngay để giữ độ tươi ngon.
Theo bác sĩ Li, Toxoplasma gondii phổ biến ở động vật nuôi. Tỷ lệ huyết thanh cao nhất ở mèo, tiếp theo là lợn, chó, cừu, gia súc, ngựa... Toxoplasma gondii chủ yếu xâm nhập vào mắt, não, tim, gan và các hạch bạch huyết. Đặc biệt trong nhãn khoa, bệnh Toxoplasma ở mắt không phải là hiếm.
Bác sĩ Li Jian, Khoa Mắt, Bệnh viện Nhân dân số 1 Hàng Châu
Qua trường hợp của cô Tương, bác sĩ Li nhắc nhở rằng nếu bạn mù quáng theo đuổi hương vị tươi và mềm khi ăn lẩu, bạn có thể dễ dàng nhiễm toxoplasma gondii nếu các lát thịt được "lội qua hàng nước" trong nồi. Nhiều người khi ăn lẩu chỉ chần qua thịt một chút, việc đun nóng trong thời gian ngắn không thể tiêu diệt được ký sinh trùng Toxoplasma gondii trong thịt. Nếu bạn ăn thịt không được làm nóng đủ sẽ dẫn đến các bệnh nhiễm trùng liên quan. Vì vậy, nhiều người bị nhiễm Toxoplasma gondii thường xảy ra sau khi ăn lẩu.
Bác sĩ Li cho rằng cách ăn lẩu lành mạnh và an toàn nhất là nấu chín hoàn toàn thức ăn, khi nhiệt độ nước lẩu đạt 100 độ C, thức ăn được đun sôi và giữ trong một khoảng thời gian nhất định. Quan sát bằng mắt thường thấy thịt gà và cá chuyển sang màu trắng, thịt lợn, thịt bò và thịt cừu chuyển sang màu nâu nhạt, tôm và cua chuyển sang màu đỏ cam thì mới có thể tự tin ăn được.
Ngoài ra, hãy cẩn thận khi ăn sống một số loại hàu, ngao và các động vật có vỏ khác. Điều này là do các nang noãn truyền nhiễm của Toxoplasma gondii có thể tồn tại trong nước biển vài tháng.
Nguồn và ảnh: Health, QQ