Thức khuya là một trong những thói quen thường gặp của giới trẻ ngày nay. Có người thức khuya để làm nốt công việc dang dở, người thì lại thức khuya để cày game hay xem nốt bộ phim dài tập. Dù là vì bất cứ nguyên nhân gì, thức khuya vẫn là một thói quen vô cùng xấu mà bạn không nên tiếp diễn thường xuyên.
Cái gì cũng có mức độ, nếu bạn thức khuya quá nhiều thì khuôn mặt sẽ xuất hiện 4 đặc điểm xấu có tác động tới cả làn da lẫn nhan sắc. Khi có những dấu hiệu sau đây, bạn chắc chắn phải thay đổi thói quen thức khuya của mình ngay để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
1. Mắt thâm như "gấu trúc"
Thức khuya trong thời gian dài sẽ làm lượng máu cung cấp cho mắt không đủ, từ đó khiến mắt rơi vào trạng thái mệt mỏi. Hậu quả là sáng hôm sau mắt của bạn sẽ xuất hiện quầng thâm. Vì vậy, cần thay đổi thói quen này ngay nếu không muốn gây hại sức khỏe cho đôi mắt lẫn cơ thể.
2. Suy giảm thị lực
Khi thức khuya dùng điện thoại hay máy tính, nhiều người còn tắt đèn đi để làm việc trong bóng tối. Nhưng điều này rất dễ gây suy giảm thị lực do luồng ánh sáng xanh từ điện thoại hay máy tính có thể kích thích trực tiếp vào vùng mắt. Tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ làm cho thị lực suy giảm và thậm chí còn kéo theo nguy cơ mắc bệnh sỏi mắt.
3. Làm mắt sưng húp
Ngoài làm mắt thâm như "gấu trúc" thì thói quen thức khuya còn khiến quá trình tuần hoàn máu của mắt diễn ra chậm hơn, từ đó làm độ thẩm thấu của mắt tăng lên. Lúc này, máu sẽ thấm vào các mô qua mạch máu nên làm mắt bị sưng húp vào sáng hôm sau.
4. Nổi mụn trứng cá
Khoảng thời gian ban đêm là lúc cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi tốt nhất. Nếu bạn không để cơ thể nghỉ ngơi đúng giờ thì nội tiết tố trong cơ thể sẽ bị rối loạn, từ đó gây khô ráp, sạm da.
Những ai hay sử dụng điện thoại hay máy tính nhiều sẽ làm da tiết nhiều dầu hơn. Việc vệ sinh không kỹ da mặt, để áp sát màn hình vào mặt ban đêm có thể gây nổi mụn trứng cá, ảnh hưởng trực tiếp tới nhan sắc của bạn.
Thói quen thức khuya thường xuyên sẽ mang đến những tác hại gì?
- Dễ bị béo phì, tăng cân mất kiểm soát.
- Tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư.
- Gây hại trực tiếp đến gan và da.
- Suy giảm hệ miễn dịch.
- Ảnh hưởng xấu tới chức năng trao đổi chất của các cơ quan bên trong.
Nguồn và ảnh: Sohu, Pinterest, Weheartit