Theo chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm, bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được nhiều vì ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bánh chưng ngày Tết. (Ảnh minh họa).
Những người thừa cân hoặc béo phì
Những người thừa cân chỉ nên ăn rất ít bánh chưng vì loại bánh này rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột.
Người bệnh cao huyết áp và tim mạch
Đây là nhóm bệnh cũng cần tránh xa bánh chưng trong những ngày Tết. Người mắc bệnh tim mạch và cao huyết áp đều kiêng cữ những loại thực phẩm giàu chất đạm, chất béo... Nó sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bởi bánh chưng được làm từ gạo nếp, thịt mỡ động vật, đậu xanh... Đây là những thực phẩm chứa hàm lượng đạm và chất béo rất cao.
Người mắc bệnh tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh mạn tính với rất nhiều biến chứng kèm theo. Khi mắc bệnh, bệnh nhân phải lưu ý rất nhiều trong chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.
Vì thế trong những ngày Tết, người bị bệnh tiểu đường cần kiêng bánh chưng.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai, cơ thể rất nhạy cảm vì vậy càng phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Trong thời kỳ này, chị em đang bầu bí mà ăn nhiều bánh chưng thì sẽ bị đầy hơi, khó tiêu, gây nên cảm giác khó chịu.
Người bị bệnh thận
Đối với người mắc bệnh thận thường kèm theo các triệu chứng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc tăng mỡ máu thì cần tránh xa bánh chưng vì nó rất nhiều chất béo.
Người bị bệnh tim
Bánh chưng ẩn chứa nguồn năng lượng dồi dào, cung cấp cả chất đạm động vật (thịt), thực vật (đậu xanh) và nhiều chất béo ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
Người bị đau dạ dày
Bánh chưng chứa gạo nếp và đỗ xanh thực sự không tốt cho người đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu...
Người bị mụn nhọt
Người bị mụn nhọt nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này là đồ nếp gây nóng trong, làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt.