Những sai lầm khi ăn loại quả "nhiều người mê" có thể khiến cơ thể "nhiễm độc"

Quả bòn bon giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa... vừa được sử dụng làm thuốc. Mặc dù có rất nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích nhưng bạn cần tránh những sai lầm dưới đây để tránh gây nhiễm độc cho cơ thể.

Bòn bon (ở miền Nam) hay còn gọi là quả dâu da đất (ở miền Bắc) chứa nhiều chất đạm; carbohydrates; chất xơ, chất béo, protein, vitamin B1, B2, B3, C, E…

Quả bòn bon có hai tên quý phái nữa do Vua Nhà Nguyễn ban: trái nam trân, tức "trái quý ở phương nam" và trái trung quân, tương truyền vì trong khi trốn tránh quân Tây Sơn, nhờ có trái bòn bon ăn cứu đói mà nhóm quân phò chúa mới cầm cự được. Còn tên khoa học là Lansium domesticum, thuộc họ Meliaceae.

Ở các quốc gia Đông Nam Á, toàn bộ cây bòn bon đều được dùng làm thuốc. Vỏ và hạt bòn bon làm thuốc hạ sốt, diệt ký sinh trùng đường ruột và ký sinh trùng sốt rét, tiêu chảy, kiết lỵ, vỏ cây còn được dùng để chữa côn trùng cắn. Chất xơ trong quả bòn bon còn giúp cho hệ tiêu hóa và phòng ngừa nhiều bệnh ung thư.

Vỏ của quả bòn bon khô đốt có thể xua đuổi muỗi, điều trị bệnh lỵ, tiêu chảy. Hạt bòn bon nghiền lấy bột giúp điều trị bệnh giun đường ruột, làm hạ sốt. Nhựa cây điều trị dạ dày và đường ruột…

Những sai lầm khi ăn loại quả nhiều người mê có thể khiến cơ thể nhiễm độc - Ảnh 1.

Những tác dụng của quả bòn bon

1. Ngăn ngừa táo bón

Hàm lượng chất xơ trong quả bòn bon được đánh giá rất cao. Trong 100g bòn bon có chứa khoảng 2.3g chất xơ, cung cấp 8 – 11% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho nữ giới và 6 – 8% cho nam giới. Do đó, ăn bòn bon là cách giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

2. Tốt cho tim mạch

Quả bòn bon giàu vitamin B1 và B2 nên có khả năng giúp loại bỏ đường trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.

Ngoài ra, quả bòn bon còn tham gia vào quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu, giúp làm tăng số lượng hồng cầu. Vì thế, quả bòn bon là loại trái cây đặc biệt có lợi đối với những người có số lượng tế bào hồng cầu thấp.

3. Chống oxy hóa

Carotene là một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất cũng được tìm thấy trong quả bòn bon. Dưỡng chất này giữ cho các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh, phòng chống ung thư và một số căn bệnh nghiêm trọng khác.

Cùng với đó hàm lượng vitamin C trong quả bòn bon cũng rất cao giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào và ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm.

4. Giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt trong máu

Nhờ giàu thiamin (B1) và có chứa cả riboflavin (B2) mà tác dụng của quả bòn bon rất tốt trong việc chống lại chứng đau nửa đầu, đồng thời cũng giúp làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt trong máu.

5. Có lợi cho nướu và răng

Vitamin C đóng vai trò tích cực trong việc duy trì sức khỏe của nướu. Riêng photpho là chất giúp bảo vệ men răng cực tốt. Cả 2 chất này đều được tìm thấy khá nhiều trong quả bòn bon.

6. Hỗ trợ giảm cân

Có thể tác dụng giảm cân trong quả bòn bon không cao, tuy nhiên, các nghiên cứu ghi nhận hàm lượng vitamin C trong quả bòn bon có thể đốt cháy chất béo, khi mức độ creatine trong cơ thể cao sẽ làm giảm sự tích tụ mỡ và điều này có thể giúp giảm cân.

7. Làm đẹp làn da

Trong quả bòn bon chứa hàm lượng vitamin E khá cao, có tác dụng rất tốt đối với làn da. Vitamin E có thể giúp cung cấp độ ẩm cho da, ngăn ngừa lão hóa da cũng như giúp bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.

Những sai lầm khi ăn loại quả nhiều người mê có thể khiến cơ thể nhiễm độc - Ảnh 2.

Những điều cần lưu ý khi ăn bòn bon

Mặc dù có giá trị dinh dưỡng nhưng khi ăn bòn bon bạn cần lưu ý những điều sau đây để không bị "nhiễm độc", gây hại cho sức khỏe:

1. Không nên nhai hạt

Quả bòn bon thường có nhiều múi, có vách ngăn mỏng. Những múi chưa có hạt hoặc hạt nhỏ có thể nhai luôn. Tuy nhiên, một số múi có hạt lớn thì không nên nhai hoặc nuốt vì trong hạt có vị đắng và có chứa chất alkaloid gây độc cho sức khỏe.

2. Không cắn vỏ

Vỏ của quả bòn bon có thể dùng làm thuốc chữa bệnh nhưng lại có độc tố cao. Vì vậy khi ăn nên cẩn thận. Trong vỏ bòn bon còn chứa một chất gọi là acid lansium độc đối với tim, ở liều cao có thể làm ngừng tim. Tốt nhất, khi ăn bòn bon không nên dùng miệng cắn mà cần dùng tay để tách vỏ, bỏ hạt.

3. Người tiểu đường không ăn nhiều

Những người mắc tiểu đường thì không nên ăn nhiều bòn bon bởi trong bòn bon có hàm lượng đường tương đối cao. Người bình thường cũng không nên ăn nhiều vì dễ bị nặng bụng.

4. Không ăn những quả bị sâu

Bòn bon thường xuất hiện những bệnh như sâu đục quả, nhện đỏ và rệp sáp, do đó khi ăn bạn cần quan sát kỹ và loại bỏ những quả bị sâu. Đồng thời, bạn cũng không nên ăn những quả bị dập nát.

Những sai lầm khi ăn loại quả nhiều người mê có thể khiến cơ thể nhiễm độc - Ảnh 3.

Cách chọn bòn bon

Bòn bon thường bán theo chùm nên bạn sẽ rất khó chọn lựa kỹ càng, vì thế bạn cần nắm rõ các mẹo sau đây để có thể chọn được những trái ngon chất lượng.

Bòn bon chín tự nhiên sẽ có những chấm kim li ti dưới đáy quả, khi bóc vỏ không có mủ (nhựa). Những quả bòn bon chín ép thường sẽ có màu vàng đất, bóng bẩy, không có dấu châm kim. Khi bóc, vỏ sẽ cho ra nhiều mủ (nhựa). 

 Bòn bon chín tự nhiên có vị ngọt thanh, thịt quả màu trong, hạt đen và nhỏ. Quả bòn bon chín ép, thịt quả có màu đục, hạt to có màu hồng. Nên chọn những quả bòn bon có kích cỡ vừa phải, không quá lớn hay quá nhỏ, to bằng khoảng ngón tay cái là được.