Sau khi tốt nghiệp đại học, Xiao Chen, 29 tuổi ở Trung Quốc vào một trường trung học trọng điểm làm việc và trở thành giáo viên.
Đã 5 năm trôi qua, Xiao Chen rất thích công việc của mình, làm việc tận tâm, không có chút sơ suất nào, cô cũng đã trở thành một giáo viên ưu tú, có nhiều kinh nghiệm đứng lớp. Đối mặt với áp lực khi dẫn dắt học sinh trong kỳ thi vào đại học, Xiao Chen đã rất chăm chỉ làm việc, hàng ngày thức khuya dậy sớm cùng học trò của mình.
Tuy nhiên, sự tận tâm của cô lại không được học sinh thấu hiểu, nhiều bạn còn không chịu học hành, chống đối trong giờ học. Điều này khiến Xiao Chen rất buồn phiền, thường xuyên tức giận.
Nửa đầu năm nay, Xiao Chen luôn cảm thấy bụng đau nhói, vì bận rộn công việc nên cô cũng không quan tâm lắm. Sau khi kỳ thi đại học kết thúc, cô cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm rồi mới đến bệnh viện để kiểm tra. Sau khi kiểm tra, kết luận của bác sĩ khiến cô vô cùng sốc.
Bác sĩ nói cô ấy bị ung thư gan giai đoạn cuối, đã quá muộn để có thể hóa trị. Xiao Chen không thể tin được, cô ấy không uống rượu hay thuốc lá, và cô cũng không cảm thấy đặc biệt khó chịu. Sao cô có thể bị ung thư gan giai đoạn cuối được?
Sau tìm hiểu rõ công việc và thói quen sinh học của Xiao Chen, bác sĩ khẳng định chính 2 thói quen tưởng chừng vô hại dưới đây thực ra lại rất dễ hại gan!
1. Thức khuya hại gan
Khi một người đi vào giấc ngủ, máu sẽ chảy ngược về gan, cung cấp cho nó đủ năng lượng để giải độc và tự phục hồi.
Tuy nhiên, nếu bạn thức khuya, nó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hồi máu của gan mà còn tác động xấu đến hiệu quả hoạt động tự sửa chữa và giải độc của gan. Theo thời gian, khả năng giải độc gan sẽ suy yếu dần, chất độc tích tụ nhiều trong gan khiến khả năng miễn dịch của cơ thể xuống dốc và các vấn đề về gan cũng từ đó mà xuất hiện.
2. Nóng giận thường xuyên làm tổn thương gan
Theo y học phương Đông, "gan là mộc, thích phát triển tự do, không thích bị gò bó". Khi tức giận và chán nản, cảm xúc đó sẽ giống như một chiếc lồng đóng kín, ép buộc gan phải ở bên trong đó.
Vì vậy, dễ hiểu rằng điều này sẽ khiến gan của bạn không hề cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Nếu cảm xúc tức giận, buồn bực diễn ra thường xuyên trong thời gian dài thì nó sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông bình thường của khí, huyết bên trong gan. Lâu dần, nó khiến khí, huyết ở gan bị tắc nghẽn, ứ trệ và gây ra nhiều vấn đề về gan.
Ngoài việc thức khuya và nóng giận có thể gây hại cho gan không kém gì so với hút thuốc, uống rượu, thừa cân, béo phì cũng dễ khiến bạn mắc bệnh gan.
Tuy nhiên, bề mặt của gan không có các dây thần kinh đau đớn nên cơ thể sẽ không cảm thấy khó chịu đặc biệt trong giai đoạn đầu của bệnh gan. Đó cũng là lý do tại sao mọi người luôn phát hiện bệnh khi đã muộn.
Do đó, để bảo vệ sức khỏe của gan, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ, đồng thời cố gắng loại bỏ các thói quen xấu gây hại cho gan trong cuộc sống hàng ngày như thức khuya, nóng giận, uống rượu bia, hút thuốc...
Nguồn và ảnh: Sohu, Sina, The Healthy