Lão hóa là điều không thể tránh khỏi nhưng quá trình này không đồng đều giữa mỗi người và mỗi giai đoạn trong cuộc đời. Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng có 2 khoảng thời gian phụ nữ già đi nhanh hơn và đó cũng là lúc cơ thể thay đổi nhiều nhất. Đó là ở độ tuổi 30 và độ tuổi 50, cũng là thời điểm đỉnh cao trong lịch sử sinh sản và mãn kinh của phụ nữ.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi Viện Khoa học Trung Quốc và Bệnh viện Nhân dân Qúy Châu (Quý Châu, Trung Quốc). Giải thích rõ hơn, các tác giả nghiên cứu cho biết, những thay đổi ở tuổi 30 chủ yếu ở mức độ trao đổi chất, bao gồm tăng lipid và giảm steroid/dẫn xuất, lão hóa về ngoại hình… Còn ở tuổi 50, các vấn đề như mật độ xương, chức năng phổi, mô cơ, protein sẽ… xuất hiện, đồng thời ngoại hình thay đổi rất rõ rệt.
Dù cùng tuổi nhưng tốc độ lão hóa của mỗi chị em phụ nữ có thể hoàn toàn khác nhau (Ảnh minh họa)
Nhưng có một điều quan trọng nữa là có những người lão hóa chậm nhưng cũng có những người trẻ, khỏe hơn rất lâu so với tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới WHO từng công bố, khoảng 20% các vấn đề lão hóa có liên quan đến yếu tố di truyền. Một số người sinh ra đã có gen ức chế giải phóng các yếu tố lão hóa nên sẽ già đi chậm hơn; ngược lại, một số người không có gen ức chế giải phóng các yếu tố lão hóa sẽ già nhanh hơn. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong số những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ già đi về cả ngoại hình và sức khỏe của mỗi người.
Liu Guanyuan, Trưởng khoa Sản phụ khoa tại Bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh (Bắc Kinh, Trung Quốc) cho biết, di truyền không phải là yếu tố duy nhất, ngoài ra còn có: môi trường, lối sống, chế độ bảo dưỡng và điều kiện y tế quyết định tăng tốc độ hay trì hoãn lão hóa. Đặc biệt là đối với chị em phụ nữ - nhóm người sợ lão hóa nhất nhưng lại có những dấu hiệu lão hóa nhanh, rõ rệt nhất bị ảnh hưởng bởi lối sống, môi trường.
4 đặc điểm ở nửa dưới cơ thể chỉ ra kiểu phụ nữ già đi nhanh
Đương nhiên, khi lão hóa xảy ra cơ thể sẽ có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, phụ nữ lão hóa sớm, già nhanh hơn so với những người khác cùng trang lứa sẽ có 4 đặc điểm ở nửa thân dưới từ sớm. Thậm chí là khi chưa bước vào mốc lão hóa rõ ràng đầu tiên - tức là mốc 30 tuổi. Đó là:
Bụng dưới ngày càng to, khó giảm mỡ
Vòng bụng to ra là một trong những đặc điểm lão hóa sớm ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, dấu hiệu này ở nữ giới có chút khác biệt so với nam giới. Đó là bên cạnh “eo bánh mì”, phụ nữ càng lão hóa sớm càng dễ bị tích tụ mỡ thừa ở vùng bụng dưới.
Bụng dưới dễ tích mỡ nhưng rất khó giảm là dấu hiệu chị em đang già đi nhanh (Ảnh minh họa)
Lý do là khi bạn già đi nhanh, quá trình trao đổi chất sẽ bị yêu đi, dẫn tới dễ tích tụ mỡ thừa, mỡ nội tạng. Đồng thời, sự suy giảm nội tiết tố nữ estrogen, progesterone cũng gây ra tình trạng bụng dưới lộ rõ và rất khó để giảm. Bởi ngoài ảnh hưởng tới độ đàn hồi của da thì nó còn liên quan tới tốc độ chuyển hóa chất béo của cơ thể.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng phụ nữ khi bước vào thời kỳ lão hóa, cơ thể sẽ tập trung mỡ nhiều hơn ở vùng bụng dưới, quanh hông như một cách bảo vệ xương chậu, hệ thống sinh sản.
Mông to lên nhưng bị bè ra
Sự tác động của tuổi tác cũng như quá trình sinh nở khiến vòng 3 của hầu hết chị em đều bị chảy xệ, chùng nhão. Nhưng nếu bạn còn trẻ hay chưa trải qua sinh nở, đột ngột cảm thấy vùng mông có mình to bè ra, chảy xệ và kém đàn hồi thì tức là cơ thể đang già đi rất nhanh.
Dấu hiệu này xảy ra do cơ mông bắt đầu lỏng lẻo. Giãn cơ khiến cơ mất đi tính đàn hồi, mỡ mông sẽ giãn ra bên ngoài khiến mông trông lỏng lẻo và chảy xệ. Đồng thời, phụ nữ bị lão hóa sớm thường là do suy giảm estrogen. Từ đó dễ dẫn tới khó kiểm soát cân nặng, dễ tích tụ chất béo. Mông của phụ nữ lão hóa sớm sẽ to nhưng lại bằng phẳng hơn, có xu hướng bè ra. Đó là do cơ thể thiếu estrogen làm giảm chức năng sinh lý của vòng ba. Thay vào đó, cơ thể thay đổi theo hướng mông có thể trông lớn hơn để hỗ trợ đỡ lưng và hông tốt hơn.
Đau khớp, loãng xương
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng sự lão hóa sớm, nhất là ở phụ nữ thường gây ra vấn đề xương khớp rất rõ rằng. Đầu tiên là thoái hóa khớp mà ngoài khớp cổ tay thì đầu gối, cổ chân chính là những vị trí dễ cảm nhận được rõ ràng nhất, sớm nhất.
Thứ hai, phụ nữ lão hóa sớm thường bị loãng xương sớm mà biểu hiện sớm nhất là cơn đau lưng, gù vẹo cột sống, dễ gãy xương khi chấn thương nhẹ. Phần thân dưới phải nâng đỡ cả cơ thể, lại ít được chị em chú trọng khi tập luyện, ít cơ bắp nên khi lão hóa sớm, già nhanh sẽ dẫn tới cảm giác chân yếu hẳn đi, hay nhức mỏi vô cớ.
Bàn chân to lên, lòng bàn chân dày
Khi thấy chân lớn hơn, lòng bàn chân dày lên thì thường cho rằng mình bị phù nề hoặc tăng cân. Nhưng đây cũng là một dấu hiệu lão hóa sớm mà các chị em dễ bỏ qua. Bởi vì khi chúng ta già đi, các cơ và dây chằng ở lòng bàn chân sẽ bị thoái hóa, vòm bàn chân sẽ xẹp xuống, độ đàn hồi mất đi.
Phụ nữ già nhanh thường sớm bị đau các khớp ở chân, bàn chân to lên và lòng bàn chân dày (Ảnh minh họa)
Đồng thời các gân và dây chằng nối các xương nhỏ sẽ mất đi chức năng của chúng, collagen cũng giảm đi. Từ đó khiến cho độ đàn hồi, linh hoạt của cả da, cơ và khớp đều suy giảm. Chúng ta sẽ thấy bàn chân của mình to lên, dài và/hoặc rộng hơn, phần lòng bàn chân dày lên, gót chân cứng hơn.
Nguồn và ảnh: Sohu, Top Beauty, Woman.tvbs