Phụ nữ khi tắm gội nên kỳ cọ 3 khu vực sau để thêm "điểm cộng" cho sức khỏe

Tắm gội là việc làm sạch và giúp cơ thể thư giãn tất yếu mà ai cũng làm nhưng riêng với phụ nữ, kỳ cọ kĩ 3 vị trí này trên cơ thể sẽ rất có lợi cho sức khỏe.

Từ xa xưa, phụ nữ thường sạch sẽ hơn nam giới, vì tính chất sạch sẽ nên nhiều phụ nữ đã hình thành thói quen tắm gội. Người ta thường nói rằng, bản thân phụ nữ được tạo ra từ nước, vì vậy họ nên được bổ sung nước và tắm rửa thường xuyên.

Nhưng tắm không chỉ là một cách đơn giản để làm sạch cơ thể mà nếu được làm đúng cách, nó còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tuổi thọ của phụ nữ sẽ ngày càng dài hơn. Đặc biệt là với phụ nữ, cứ kỳ cọ sạch sẽ 3 vị trí này trên cơ thể khi tắm gội thì sẽ rất tốt cho sức khỏe.

1. Tai

Tai là bộ phận rất mỏng manh trên cơ thể con người, nhiều chị em tránh để nước vào tai khi tắm có thể dẫn đến viêm tai giữa. Vì vậy, nhiều người thường ít khi rửa tai. Nhưng thực tế tai là nơi dễ cất giấu bụi bẩn. Nếu không chú ý vệ sinh tai sạch sẽ, vi khuẩn, vi rút trên tai cũng có thể gây viêm nhiễm. Vì vậy, khi tắm, hãy chú ý hơn đến tai và dùng ngón tay chà xát sạch sẽ.

Phụ nữ khi tắm gội nên kỳ cọ 3 khu vực sau để thêm điểm cộng cho sức khỏe - Ảnh 1.

Trên tai có nhiều vùng phản ứng của tạng thận, nếu tai có thể được làm sạch và xoa bóp thường xuyên, nó sẽ rất hữu ích cho sức khỏe của thận. Đối với những phụ nữ thường xuyên rửa tai, chức năng của thận sẽ được cải thiện đáng kể, các triệu chứng cao huyết áp cũng thuyên giảm.

2. Nách

Nách là một trong những bộ phận nhạy cảm của chị em phụ nữ vì ở nách có rất nhiều tĩnh mạch và mô bạch huyết. Nếu có thể rửa sạch bộ phận này bằng nước ấm rồi mát xa sẽ giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu của cơ thể và cải thiện chức năng tim phổi của cơ thể.

Phụ nữ khi tắm gội nên kỳ cọ 3 khu vực sau để thêm điểm cộng cho sức khỏe - Ảnh 2.

Và vì ở bộ phận này có rất nhiều mô bạch huyết nên việc rửa thường xuyên cũng giúp thúc đẩy khả năng tiêu hóa của cơ thể. Ở nách còn có một huyệt đạo có tên là Cực Tuyền (Jiquan), có ảnh hưởng lớn đến tim mạch. Nếu bạn có thể xoa bóp thường xuyên, nó có thể giúp an thần và có tác dụng tốt đối với thần kinh tim.

3. Bắp chân

Nhiều người có cảm giác đau bắp chân sau khi ngồi cả ngày. Thực tế, quá trình lưu thông máu ở bắp chân không được thông suốt, do bạn thường xuyên ngồi. Lúc này, bạn dễ cảm thấy đau nhức ở bắp chân, một số người thậm chí còn có dấu hiệu phù nề.

Vì vậy khi tắm hàng ngày, bạn nên chú ý rửa sạch phần này bằng nước. Nếu bạn có thể, hãy chà xát nó nhiều hơn và sau đó mát xa cho nó một lần nữa. Điều này giúp kích thích các huyệt đạo ở bắp chân và đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, có thể cải thiện tốt các triệu chứng đau hoặc mỏi chân.

Phụ nữ khi tắm gội nên kỳ cọ 3 khu vực sau để thêm điểm cộng cho sức khỏe - Ảnh 3.

Vì vậy, dù mùa hè phải tắm hàng ngày hay mùa thu đông ít tắm thường xuyên hơn, nếu các bạn nữ muốn tắm khỏe hơn thì nên kỳ cọ sạch sẽ cả 3 bộ phận kể trên.

Tuy nhiên, chị em cũng cần lưu ý, tốt nhất không nên tắm trong 3 khoảng thời gian.

- Đừng vội đi tắm sau khi ăn

Khi một người ăn no, hệ tiêu hóa của cơ thể hoạt động nhanh hơn. Lúc này nếu bạn tắm nước nóng sẽ gây kích ứng da và giảm lượng máu cung cấp. Có khả năng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể, cung cấp năng lượng quá muộn, phòng tắm thiếu oxy có thể gây chóng mặt.

Phụ nữ khi tắm gội nên kỳ cọ 3 khu vực sau để thêm điểm cộng cho sức khỏe - Ảnh 4.

- Đừng tắm trước khi đi ngủ

Tắm trước khi đi ngủ là thói quen của nhiều người nhưng thói quen này không hề có lợi cho việc thúc đẩy giấc ngủ. Ngược lại, tắm trước khi đi ngủ sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và kích thích thần kinh não bộ. Khi thần kinh hoạt động mạnh, bạn sẽ khó bình tĩnh và đi vào giấc ngủ.

- Không tắm sau khi uống rượu

Một số phụ nữ có thói quen uống một ly rượu vang đỏ vào ban đêm, giúp thúc đẩy giấc ngủ. Nhưng thứ tự uống nên là sau khi tắm, vì sau khi uống rượu vào cơ thể còn diễn ra quá trình tiêu hóa, uống sau khi tắm sẽ thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu của cơ thể. Lúc này, nếu rượu vào máu sẽ ảnh hưởng đến tim và mạch máu não.

Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline