Thứ người bán thịt lợn thường cho không có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Mặc dù thịt lợn đắt đỏ nhưng món tiết lợn nếu bạn "khéo xin" là được cho. Đây cũng là món ăn chứa nhiều dinh dưỡng nếu bạn ăn đúng cách và số lượng hợp lý.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng trong tiết lợn rất phong phú, lượng protein trong tiết lợn bình quân chiếm khoảng 74%, tương đương gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà và toàn bộ giá trị protein (bao hàm 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể con người). Cứ mỗi 100g tiết lợn chiếm tới 16g protein, cao hơn thịt bò và thịt lợn.

Thứ người bán thịt lợn thường cho không có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe - 1

Tuyệt đối không ăn tiết lợn khi chưa được nấu chín. Ảnh minh họa

Trên thực tế, tiết lợn chứa nhiều chất sắt nên nó được xem là nguồn bổ sung sắt tự nhiên và trực tiếp giúp phòng ngừa các bệnh thiếu sắt trong máu, các bệnh về tim mạch, tắc mạch ở người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

Ngoài chất sắt và protein thì tiết lợn còn chứa vitamin K có chức năng thúc đẩy máu đông hiệu quả trong những trường hợp cần thiết.

Bên cạnh đó, tiết lợn còn giúp phòng ngừa bệnh lão hóa, đãng trí và giảm cân, ăn tiết lợn điều độ, thường xuyên sẽ giúp quá trình giảm cân hiệu quả.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo không phải toàn bộ lượng sắt đó đều được cơ thể hấp thụ. Phần dư thừa sẽ phản ứng với với các chất có trong đường ruột tạo ra sắt sunfua (chất rắn màu đen). Đó là lý do phân thải ra ngoài có màu đen. Vì vậy, không nên lạm dụng món này vì cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong khoảng thời gian ngắn.

3 nhóm người không nên ăn tiết lợn

Thứ người bán thịt lợn thường cho không có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe - 2

Ảnh minh họa

- Người mắc bệnh tim mạch: Tiết lợn chứa hàm lượng cholesterol cao nên không thích hợp với những người vốn mắc bệnh tim mạch.

- Người bị chảy máu đường tiêu hóa: Tiết lợn nhiều sắt nên người ăn nhiều tiết lợn sẽ đi ra phân có màu đen. Trong khi đó, người bị chảy máu đường tiêu hóa cũng đi ra phân đen, điều này có thể gây ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra cũng như điều trị của bác sĩ.

- Người bị xơ gan: Mặc dù những người khỏe mạnh ăn tiết lợn có thể giúp bảo vệ gan nhưng nếu người mắc xơ gan tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra lượng protein dư thừa, khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, những người đang trong quá trình điều trị chống bệnh máu đông cũng không nên ăn tiết lợn.

5 điều nhất định phải biết khi ăn

Khi mua và chế biến các món ăn từ tiết lợn, các bà nội trợ cũng cần chú ý:

Thứ người bán thịt lợn thường cho không có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe - 3

Chỉ nên ăn 2-3 lần trong một tháng. Ảnh minh họa

- Thực phẩm phải tươi mới, được lấy trong ngày là tốt nhất, không mua khi tiết có màu sắc, mùi khác lạ.

- Chỉ cần có dấu hiệu ôi thiu, tiết lợn có thể gây ra tiêu chảy, nôn mửa và các rối loạn đường tiêu hóa khác.

- Trong trường hợp lợn bị bệnh chết, kể cả nấu chín, bạn cũng không được ăn tiết lợn bởi nguy cơ mắc các bệnh trong đó có nhiễm liên cầu khuẩn lợn rất cao.

- Nếu sau khi ăn tiết, có hiện tượng tiêu chảy, sốt cao, xuất huyết dưới da, bệnh nhân cần tới ngay bệnh viện để điều trị.

- Các chuyên gia khuyên, bạn chỉ nên ăn tiết lợn một lần một tuần hoặc 2-3 lần trong một tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.