Những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tim mạch
Bác sĩ Đông Y Ngô Uyển Dung (Trung Quốc) cho biết, tình trạng tim của một người hoàn toàn có thể được chẩn đoán thông qua xem xét những dấu hiệu trên gương mặt, trong đó có cả suy tim
1. Nếp nhăn ở tai (dấu hiệu Frank)
Những nếp nhăn chéo ở dái tai có thể cảnh báo tình trạng thiếu oxy mãn tính kéo dài. Đồng thời, những nếp nhăn này cũng là dấu hiệu của bệnh tim, đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Bác sĩ Ngô Uyển Dung cho biết, tai là bộ phận cần được quan sát đầu tiên khi chẩn đoán các bệnh về tim mạch. Tai được cung cấp lượng oxy lớn để giữ các mô khoẻ mạnh. Nếu có nếp nhăn chứng tỏ hệ tuần hoàn trong cơ thể đang gặp vấn đề, mạch máu không khoẻ mạnh, từ đó dẫn đến khả năng mắc bệnh tim sẽ cao hơn những người khác.
Ngoài ra, nếp nhăn ở dái tai còn được cho là biểu hiện của lão hoá sớm, các sợi đần hồi trên da mất dần. Dù không chắc chắn 100% những người có nếp nhăn ở dái tai sẽ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch nhưng đây cũng là một trong những dấu hiệu để tầm soát bệnh với những đối tượng nguy cơ cao, đặc biệt là người trên 60 tuổi.
2. Nếp nhăn ở ấn đường
Trên thực tế, ngoài tai, điểm trọng tâm quan sát thứ hai khi chẩn đoán các bệnh về tim mạch trong Đông y là ấn đường.
Những nếp nhăn ở ấn đường thường xuất hiện khi cau mày. Ở trạng thái bình thường, cơ thể khỏe mạnh. ấn đường sẽ có độ bóng mịn và không có nếp nhăn. Tuy nhiên, nếu không cố ý thực hiện động tác này nhưng những nếp nhăn sâu vẫn xuất hiện thì nên cẩn thận bởi đó không phải chỉ là nét mặt biểu hiện đơn thuần mà còn phản ánh cơ thể đã ở trong tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài.
Nếu nếp nhăn này xuất hiện cùng những cơn đau tức ngực, khó chịu, ngủ không ngon giấc thì cần tìm bác sĩ để cải thiện tình trạng sức khỏe. Đồng thời, nếu ấn đường chuyển màu đỏ có thể là do huyết áp cao, rất có khả năng dẫn tới đột quỵ.
3. Nếp nhăn ngang sơn căn
Sơn căn là khu vực thấp nhất của sống mũi nằm giữa hai mắt. Nếu ở vị trí này xuất hiện những nếp nhăn chạy ngang chứng tỏ khí huyết lưu thông kém, sức khỏe thể chất và tinh thần đều không ổn định.
Đồng thời, những người có nếp nhăn chạy ngang sơn căn thường có áp lực tinh thần lớn, cảm xúc dễ dao động dẫn đến huyết áp không ổn định. Đặc biệt nếu nếp nhăn này xuất hiện người lớn tuổi rất có thể là cảnh báo các bệnh về tim mạch.
4. Môi và lưỡi
Khi xuất hiện các đốm đen trên bề mặt hoặc mép lưỡi, hãy cuộn tròn lại và quan sát. Nếu tĩnh mạch dưới lưỡi sẫm màu, sưng tấy và môi xỉn màu… đều là triệu chứng của khí huyết ứ, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Ngô Uyển Dung cho biết, nếu quan sát thấy các dấu hiệu bất thường như trên, bệnh nhân cần đến các bệnh viện để kiểm tra, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch trước khi quá muộn.
Làm gì để bảo vệ tim mạch?
Bên cạnh việc hạn chế ngồi liên tục trong thời gian dài, hút thuốc, uống rượu thì bằng việc thay đổi một vài thói quen sau có thể cải thiện sức khỏe tim mạch.
1. Hạn chế làm việc quá sức
Việc thường xuyên căng thẳng, làm việc quá sức có thể gây tổn thương tim, dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc suy tim. Bởi khi con người quá mệt mỏi, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn epinephrine, nothyroxine… khiến mạch máu co thắt, tăng huyết áp, giảm lượng máu cục bộ cung cấp cho tim, dễ gây ra các bệnh về tim mạch.
2. Thường xuyên tập thể dục
Những người thường xuyên duy trì hoạt động thể chất cường độ cao trong thời gian rảnh rỗi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 69% so với những người không thường xuyên luyện tập. Trong khi những người duy trì hoạt động thể chất cường độ thấp chỉ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 24%. .
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc duy trì hoạt động thể chất cường độ cao có mối tương quan nghịch đáng kể với sự xuất hiện của chứng nhồi máu cơ tim, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim tới 82%.
3.Chế độ ăn uống lành mạnh
Ít sử dụng các thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ cũng như những đồ ngọt, thực phẩm siêu chế biến cũng góp phần bảo vệ mạch máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Đồng thời, trong cuộc sống thường ngày cũng nên bổ sung một số thực phẩm tốt cho hệ tim mạch như chuối, dầu olive...
Chuối rất giàu ion kali có thể ức chế ion natri làm co mạch máu và gây tổn hại cho hệ tim mạch, giúp duy trì sự cân bằng natri và kali trong cơ thể con người, điều phối sự co bóp cơ tim và hạ huyết áp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn hai quả chuối mỗi ngày có thể giảm 10% huyết áp và ngăn ngừa các bệnh tim mạch một cách hiệu quả.
Dầu olive có thành phẩn quan trọng nhất là axit α-linolenic với hàm lượng hơn 66,7%. Đây là axit béo thiết yếu, là thành phần chính của màng tế bào và tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo, đường trong cơ thể. Việc tiêu thụ loại dầu này thường xuyên còn có thể giúp loại bỏ chất cặn trong máu, tăng cường độ đàn hồi của mạch máu và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.
Nguồn: edh.tw, sohu