Tư thế ngủ nào tốt cho hệ tiêu hóa?
Theo chuyên gia nội khoa, bác sĩ Manira Dhasmana, ngủ nghiêng bên trái có lợi cho hệ tiêu hóa. Tư thế này giúp tách thức ăn và axit khỏi cơ vòng thực quản dưới, giảm nguy cơ axit trào ngược lên thực quản hơn, đồng thời giảm nguy cơ ợ chua và các triệu chứng khó tiêu do dạ dày nằm ở bên trái của cơ thể, bên dưới thực quản.
Không ít những người trẻ hiện nay vì lối sống vội vàng, không quan tâm đến thời gian ăn uống và chế độ dinh dưỡng đúng cách nên gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa. Hội chứng ruột kích thích kèm theo táo bón, hội chứng ruột lười, bệnh viêm ruột hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa khác khiến họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, mất ngủ, thậm chí căng thẳng kéo dài.
Hơn nữa, khi ngủ nghiêng về bên trái, trọng lực có thể giúp đưa chất thải đi qua đại tràng lên, sau đó vào đại tràng ngang và cuối cùng đổ vào đại tràng dưới khuyến khích bạn đi vệ sinh vào buổi sáng. Phụ nữ mang thai cũng thường gặp hiện tượng ợ chua, vì thế tư thế ngủ này sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu và chức năng thận, đồng thời giảm áp lực cho gan trước sức nặng của tử cung.
Tư thế ngủ không tốt cho hệ tiêu hóa
Các tư thế khác như ngủ nghiêng về bên phải, nằm ngửa hoặc nằm sấp có thể không tốt cho hệ tiêu hóa. Tư thế nằm ngủ nghiêng về bên phải sau khi ăn sẽ dẫn đến chứng ợ nóng và khó tiêu.
Trong khi đó, ngủ ngửa tạo điều kiện cho axit trào ngược lên cổ họng, gây ra cảm giác đau rát và khó chịu suốt đêm. Còn nằm sấp khi ngủ tạo áp lực lớn lên các cơ quan trong cơ thể, gây khó khăn cho việc tiêu hóa. Bên cạnh đó, kê cao đầu khi ngủ mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh tiêu hóa, nhất là các bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, ợ chua.
Những thói quen khi ngủ khác cần tránh
Các chuyên gia khuyên không nên ngủ ngay sau ăn. Nếu nằm xuống, quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng sẽ không được tối ưu. Không chỉ tích tụ mỡ, việc đi ngủ ngay sau khi ăn còn tăng nguy cơ đột quỵ. Cơ thể chỉ tiêu hóa tốt nhất khi ở tư thế đứng hoặc ngồi thẳng.
Vì thế, theo Hellodoktor, nên ngủ cách bữa ăn tối khoảng 3 giờ, và ít nhất là 2 giờ, thậm chí chỉ cần chờ 1 giờ đã có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, bữa ăn trước khi đi ngủ không được quá mặn. Thói quen đi bộ sau ăn cũng giúp cho giấc ngủ được sâu hơn.