Uống rượu mà không làm tổn thương gan, bác sĩ khuyên "chỉ cần chú ý đến 2 điều này"

Với 2 mẹo uống rượu sau đây, bạn có thể yên tâm phần nào khi uống rượu mà không lo nó ảnh hưởng tới sức khỏe.

  

Chúng ta đều biết rằng, rượu rất có hại cho cơ thể, đặc biệt là gan. Dù là loại rượu nào đi chăng nữa thì nó thực chất chính là ethanol. Ethanol khi xâm nhập vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyd nhờ hệ thống enzymealcohol dehydrogenase (ADH), sau đó tiếp tục được chuyển hóa thành axit axetic dưới tác dụng của acetaldehyd dehydrogenase.

Uống rượu mà không làm tổn thương gan, bác sĩ khuyên "chỉ cần chú ý đến 2 điều này" - 1

Lượng ethanol (rượu) càng lớn, thì gan cần phải hoạt động nhiều hơn. Khi tốc độ làm việc của gan không cân bằng với tốc độ của rượu thì cơ thể sẽ gặp nguy hiểm. Nếu gan bị tổn thương, nó sẽ gây ra xơ gan, rất nguy hiểm tới tính mạng.

Làm thế nào để uống rượu mà không làm tổn thương gan?

Nếu không muốn gan bị tổn tương, cách tốt nhất là nói không với rượu. Không chỉ gây hại tới gan, rượu còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác của cơ thể. Rượu giống như một chất gây ung thư vậy, khi xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, nó sẽ gây tổn thương cho miệng, thực quản, đường tiêu hóa, gan, da, não.

Uống rượu mà không làm tổn thương gan, bác sĩ khuyên "chỉ cần chú ý đến 2 điều này" - 2

Trong một số trường hợp không thể không uống rượu, bác sĩ khuyên bạn cần chú ý đến 2 điều này để rượu không trở thành thủ phạm gây bệnh.

- Giới hạn

Đối với đàn ông, lượng rượu hằng ngày khuyến cáo không nên vượt quá 25ml, còn với phụ nữ thì là 15ml.

- Nồng độ

Tốt nhất nên chọn rượu có nồng độ ethanol ở mức thấp, uống ít trong một lần phải uống (nghĩa là 1 ly rượu thì chỉ nên uống mỗi lần 1 phần ly). Bên cạnh đó, nên ăn thêm các thực phẩm chính trong khi uống để khuếch tán lượng rượu trong dạ dày. Uống nhiều nước cũng là cách đẩy nhanh quá trình chuyển hóa rượu.

Nếu không muốn rượu làm tổn hại tới sức khỏe thì bạn cần phải tuân thủ việc uống nghiêm ngặt, có như vậy thì gan mới khỏe mạnh được.