Việt Nam có thể xem COVID-19 là bệnh đặc hữu được chưa?

“Việt Nam có thể xem COVID-19 là bệnh đặc hữu được chưa? Khi nào? Điều kiện gì để xem đó là bệnh đặc hữu? Nếu WHO chưa xem COVID-19 là bệnh đặc hữu trong khi Việt Nam đủ điều kiện, thì có quyền công bố hay không?”, là những câu hỏi mà nhiều người đặt ra.
Chia sẻ

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 06:26 19/03/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm nay
TỔNG +163.165 7.359.460 41.705 57
1 Hà Nội +23.578 940.236 1.202 5
2 TP.HCM +2.246 579.844 20.320 1
3 Nghệ An +9.968 325.416 128 3
4 Phú Thọ +8.042 216.385 69 3
5 Bắc Ninh +6.488 254.945 122 0
6 Lạng Sơn +5.011 97.280 60 2
7 Lào Cai +4.671 102.992 30 1
8 Đắk Lắk +4.460 93.193 124 1
9 Hải Dương +4.407 305.563 101 0
10 Tuyên Quang +4.389 85.523 12 0
11 Sơn La +4.198 102.595 0 0
12 Vĩnh Phúc +3.995 227.467 19 0
13 Hòa Bình +3.960 143.089 97 0
14 Hưng Yên +3.849 151.636 5 0
15 Quảng Bình +3.590 70.938 62 0
16 Cà Mau +3.160 113.435 318 2
17 Điện Biên +3.097 56.863 14 0
18 Thái Bình +3.074 134.471 19 0
19 Yên Bái +3.062 66.430 9 0
20 Bình Dương +3.060 356.696 3.420 1
21 Bình Định +2.965 98.487 255 1
22 Thái Nguyên +2.899 135.486 93 1
23 Quảng Ninh +2.889 217.413 93 6
24 Lâm Đồng +2.729 56.823 107 1
25 Bắc Giang +2.723 244.965 81 0
26 Lai Châu +2.658 42.848 0 0
27 Cao Bằng +2.656 53.210 28 2
28 Bến Tre +2.572 70.734 439 4
29 Quảng Trị +2.285 49.806 34 2
30 Hà Nam +2.105 52.806 53 2
31 Hà Giang +2.068 75.274 68 1
32 Nam Định +1.998 167.553 134 1
33 Bình Phước +1.951 95.188 203 0
34 Tây Ninh +1.843 110.621 851 0
35 Vĩnh Long +1.781 70.721 798 0
36 Ninh Bình +1.721 74.846 82 0
37 Bắc Kạn +1.696 24.771 12 0
38 Trà Vinh +1.603 51.535 256 0
39 Hải Phòng +1.243 108.179 134 0
40 Phú Yên +1.235 37.423 104 0
41 Khánh Hòa +1.192 106.640 338 2
42 Thanh Hóa +1.099 122.936 94 0
43 Bà Rịa - Vũng Tàu +1.000 57.928 475 0
44 Kon Tum +987 14.283 0 0
45 Đắk Nông +986 36.257 42 0
46 Đà Nẵng +956 84.336 314 2
47 Hà Tĩnh +944 29.847 24 1
48 Quảng Ngãi +899 30.423 107 0
49 Bình Thuận +767 43.822 450 1
50 Thừa Thiên Huế +547 33.254 171 0
51 Quảng Nam +341 39.430 104 0
52 Long An +312 45.391 991 0
53 Bạc Liêu +305 42.182 416 1
54 Đồng Nai +191 104.739 1.816 3
55 An Giang +160 37.035 1.343 1
56 Kiên Giang +156 36.544 935 3
57 Cần Thơ +129 47.806 927 0
58 Đồng Tháp +90 48.954 1.021 1
59 Ninh Thuận +62 7.908 56 0
60 Sóc Trăng +57 33.550 597 0
61 Hậu Giang +54 16.833 212 0
62 Tiền Giang +6 35.448 1.238 0
63 0 0 0 0
64 0 0 0 0
65 0 0 0 0
66 0 0 0 0
67 0 0 0 0
68 Gia Lai 0 40.228 78 2

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 17/03/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

201.405.935

Số mũi tiêm hôm qua

326.300


PGS-TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay Việt Nam vẫn trong tình trạng đại địch, dịch COVID-19 vẫn là nhóm A. Vì vậy, một số biện pháp phòng dịch nhất định phải thực hiện nghiêm, chưa thể trở lại bình thường như trước khi chưa có dịch.

Chẳng hạn: Công tác kiểm dịch biên giới, việc đeo khẩu trang là bắt buộc, các bệnh viện trong trạng thái sẵn sàng chống dịch. Nhiều trẻ em chưa được tiêm, nên trường học các cấp cũng phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch linh hoạt, đồng thời thực hiện tiêm chủng COVID-19. Những biện pháp như rửa tay, sát khuẩn có thể không bao giờ được dỡ bỏ.

Trước câu hỏi: Việt Nam có thể xem COVID-19 là bệnh đặc hữu được chưa? Khi nào? Điều kiện gì để xem đó là bệnh đặc hữu? Nếu WHO chưa xem COVID-19 là bệnh đặc hữu trong khi Việt Nam đủ điều kiện, thì có quyền công bố hay không?, PGS-TS Nguyễn Huy Nga cho biết: “Điều kiện để coi là bệnh dịch lưu hành (đặc hữu) còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là dịch ổn định, không biến động lớn về ca mắc, ca tử vong.

Bên cạnh đó, miễn dịch cộng đồng đạt ở mức cao để ngăn chặn bùng phát dịch diện rộng, hệ số lây nhiễm trở về gần bằng 1. Ngoài ra, hệ thống y tế có đủ năng lực để điều trị, cấp cứu người bệnh mà không bị quá tải. Một yếu tố quan trọng khác là tâm lý người dân đã ổn định, không lo sợ, kỹ năng tự bảo vệ sức khoẻ đã được nâng cao.

Đối chiếu với các điều kiện đó, thì Việt Nam dịch vẫn đang tăng lên, tỉ lệ miễn dịch cộng đồng chưa đạt mức cao, hệ số lây nhiễm còn cao. Hệ thống y tế không quá tải, số ca tử vong đã ổn định, do đó Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang bệnh lưu hành. Việt Nam có thể tự công bố mà không phụ thuộc vào quốc tế. Một số nước trên thế giới họ đã coi COVID-19 là bệnh lưu hành, nhưng một số nước còn theo đuổi Zero COVID-19 như Trung Quốc”.

Về việc Hà Nội quyết định cho mở cửa ăn uống tự tập thoại mái trong bối cảnh mỗi ngày vẫn ghi nhận khoảng 30.000 ca nhiễm, theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, quyết định của Hà Nội là phù hợp với tình hình thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, để phục hồi kinh tế, du lịch. Hiện tỉ lệ tiêm chủng của Hà Nội rất cao, nhiều người nhiễm tự nhiên, nên khả năng bùng phát dịch là khó.

Hiện người dân cũng đã có những kỹ năng để theo dõi, bảo vệ, cảnh giác với dịch bệnh, cho nên việc mở cửa là phù hợp với tình hình hiện nay. Tuy nhiên, Hà Nội cần có hướng dẫn, truyền thông người dân thực hiện tốt những biện pháp phòng, chống dịch, tuân thủ 5K. Các nhà hàng ăn uống phải thực hiện vệ sinh, không gian thông thoáng, tẩy trùng thường xuyên. Các nhân viên phục vụ cần được kiểm tra sức khoẻ, cần xét nghiệm những người có triệu chứng nghi COVID-19.