Ông Vương (39 tuổi) là tài xế taxi ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Trung bình mỗi ngày ông làm việc tới 12 tiếng, đôi khi còn lâu hơn. Cách đây 1 tháng, ông cảm thấy bị nghẹt mũi và ù tai, cứ nghĩ mình bị cảm, nghỉ ngơi vài ngày sẽ khỏi nhưng không ngờ tình trạng ngày càng nặng thêm, thậm chí chảy cả máu cam.
Ngay lập tức, ông Vương nghi ngờ có chuyện chẳng lành với mình nên đã đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, sau khi chụp CT và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư vòm họng. Tin này như tia sét đánh ngang tai ông và cả gia đình.
Ông Vương bị ung thư vòm họng. (Ảnh minh họa)
Vì ông là trụ cột của gia đình nên việc bị ung thư là một cú sốc lớn. Người vợ khi biết tin đã khóc lóc thảm thiết, cả nhà hoang mang không hiểu tại sao sức khỏe ông Vương vốn bình thường nhưng giờ đột nhiên lại mắc ung thư.
Bác sĩ giải thích rằng, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng liên quan tới các yếu tố di truyền và môi trường (tiếp xúc với chất formaldehyde, chất gây ung thư…), nhiễm virus EB.
Khi tìm hiểu về thói quen sinh hoạt của ông Vương, bác sĩ nhận ra rằng, gia đình có sử dụng một loại bát giả sứ có kết cấu tương tự đồ thật. Nó không phải là loại sứ dễ vỡ, cũng không phải loại bát nhựa dễ biến dạng. Loại bát mà gia đình ông Vương sử dụng thường được tìm thấy nhiều trong các tiệm ăn nhỏ.
Người vợ giải thích rằng, vì gia đình có con nhỏ nên nếu sử dụng bát sứ thật rất dễ vỡ, gây nguy hiểm nên đã thay thế toàn bộ bằng bát giả sứ. Giá thành cũng loại bát này khá rẻ, mẫu mã đẹp.
Bác sĩ chỉ ra chính loại bát sứ này là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm họng của ông Vương. Trên thực tế, bát giả sứ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm đối với sức khỏe.
Sử dụng chén bát giả nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe?
- Gây ô nhiễm thực phẩm, tạo sỏi thận
Những loại chén bát giả sứ do các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chủ yếu làm từ nhựa melamine. Đây là loại nhựa không chịu được nhiệt độ cao, chỉ có thể sử dụng ở nhiệt độ từ 0 – 120 độ C.
Khi đặt đồ ăn quá nóng vào, các chất trong bát sứ này sẽ phân huỷ thành những chất độc như formaldehyde và melamine.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng bộ đồ ăn bằng sứ giả để phục vụ thức ăn có tính axit mạnh hoặc nhiệt độ cao (như súp nóng) sẽ phân huỷ melamine, làm ô nhiễm thực phẩm, có thể gây sỏi thận.
- Độc tính cao, tạo ra chất gây ung thư
Ngoài nhựa melamine, một số cơ sở sản xuất còn sử dụng nhựa urê-formaldehyde để làm bát giả sứ. Khi đổ dầu nóng hoặc nước sôi vào loại bát sứ này, nó tạo ra một lượng formaldehyde quá mức, cực kỳ nguy hiểm cho con người.
Formaldehyde được chứng minh là có thể gây ung thư nếu đưa vào cơ thể người. Từ lâu nó được xem là chất cấm trong chế biến thực phẩm. Nếu sử dụng các loại thực phẩm và sản phẩm chứa formaldehyde trong thời gian dài có thể gây ngộ độc, ung thư.
- Cơ thể nhiễm kim loại nặng
Ngoài chất liệu nhựa độc hại, màu sơn sặc sỡ, bắt mắt trên các sản phẩm gốm sứ giả còn chứa kim loại nặng. Nếu những chất này tiết ra khi ở nhiệt độ cao và nhiễm vào thức ăn. Vì vậy, không nên chọn mua những loại bát giả sứ có màu sắc quá sáng.
Có thể nói rằng, những loại bát giả sứ này giống như “thuốc độc kinh niên”, dù có rẻ như thế nào cũng không nên mua để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.