Chị dâu giàu “nứt đố đổ vách” nhưng nợ tiền mãi không trả, nhìn mâm cơm nhà chị tôi hoang mang

Hôm thứ 3 vừa rồi, lúc đó là nửa đêm, cả nhà tôi đang ngủ ngon lành thì bị đánh thức bởi tiếng đập cửa và khóc lóc ngoài cổng.

Chồng tôi là con cả, phía dưới còn có 3 người em nữa. Chúng tôi cưới được 2 năm thì ngỏ ý muốn xin bố mẹ mảnh đất bên cạnh xây nhà nhưng họ không đồng ý. Bố chồng nói:

“Trong 4 người con, bố thấy vợ chồng con là có tương lai nhất, vì thế hãy ra ngoài mua đất làm nhà. Còn 2 suất đất và ngôi nhà của bố mẹ đang sống sẽ để cho 3 đứa em của các con. Điều này với các con thật là bất công nhưng hãy thông cảm cho quyết định của bố”.

Lúc đó tôi ấm ức lắm nhưng chồng động viên an ủi:

“Trong số 4 anh em trai, anh học giỏi nhất được bố mẹ đầu tư cho ăn học, còn những người khác phải ra ngoài làm việc sớm. Anh có công việc tốt sẽ lo được tương lai cho vợ con, không cần dựa vào bố mẹ nữa. Còn các em tuy ra đời đi làm sớm nhưng công việc tay chân nên lương thấp. Với số tiền các em kiếm được có lẽ cả đời cũng không thể mua được đất làm nhà. Vì vậy chúng ta chịu khổ vài năm rồi cuộc sống sau này sẽ ấm no hạnh phúc”.

Chồng đã nói thế thì tôi còn gì phản đối được nữa. Sau đó chúng tôi dùng toàn bộ tiền tiết kiệm có được để mua một mảnh đất. Khi có đất, chồng tôi muốn xây nhà to đẹp luôn nên mang sổ đỏ đi vay tiền ngân hàng.

Chồng đã nói thế thì tôi còn gì phản đối được nữa. (Ảnh minh họa)

Chồng đã nói thế thì tôi còn gì phản đối được nữa. (Ảnh minh họa)

Suốt 10 năm qua, chúng tôi chăm chỉ kiếm tiền trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Tháng 2 vừa rồi, nợ đã được trả hết, từ nay gia đình tôi không còn nợ ai nữa và cuộc sống sẽ được yên ổn từ đây.

Nhưng cuộc sống mà, ai biết được chữ ngờ. Bố chồng tôi mất đột ngột nên chưa làm sổ đỏ sang tên được cho các con. Em trai thứ 2 làm ăn túng quẫn nợ nần ngập ngụa. Em ấy sống chung với mẹ chồng nên đã tìm cách dụ dỗ bà cho mượn sổ đỏ. Nghe con trai nói mang sổ đỏ đi tách thửa nên bà yên tâm giao. Không ngờ em ấy mang sổ đi cầm cố để lấy một khoản tiền trả nợ.

Đến khi không trả được lãi cho hiệu cầm đồ thì người ta đòi tịch thu đất. Vợ chồng tôi cũng biết mọi chuyện nhưng lo cho bản thân chưa nổi làm sao giúp được các em nên chỉ biết im lặng và đứng ngoài cuộc.

Chúng tôi vội ra mở cổng thì bàng hoàng khi thấy mẹ chồng cùng các em và cháu xách đồ đạc lủng củng đứng trước nhà. Một em dâu nói trong tiếng khóc:

“Quá thời hạn chúng em không chịu chuyển đi, không ngờ nửa đêm chủ nợ cho nhiều người đến đuổi mọi người ra khỏi nhà. Bây giờ chúng em không biết ở đâu nữa nên chỉ biết nương tựa vào anh chị. Hãy cứu bọn em với”.

Tôi bàng hoàng khi thấy mẹ chồng cùng các em và cháu xách đồ đạc lủng củng đứng trước nhà. (Ảnh minh họa)

Tôi bàng hoàng khi thấy mẹ chồng cùng các em và cháu xách đồ đạc lủng củng đứng trước nhà. (Ảnh minh họa)

Thấy ồn ào, bà con trong khu phố cũng chạy ra hóng chuyện. Không muốn mất mặt gia đình nên chồng tôi kéo mọi người vào trong nhà và nhắc vợ chuẩn bị chỗ ngủ cho mọi người, hôm sau tính tiếp.

Suốt mấy ngày nay, gia đình tôi đông vui lắm, bữa nào cũng ăn 3 mâm chật, mọi người coi như nhà của họ và không có ý định rời đi.

Chúng tôi chỉ cưu mang mọi người cùng lắm nửa đến một tháng, không thể cả đời được.

Hôm qua, vợ chồng tôi hẹn nhau ở ngoài công viên để tìm cách giải quyết chuyện của gia đình chồng. Tôi đưa ra ý kiến của mình:

“Tốt nhất bán nhà của bố mẹ đi trả nợ cho người ta. Nếu còn dư tiền thì chia cho mỗi người một ít kiếm nơi khác thuê phòng trọ”.

Nhưng chồng tôi không nghĩ thế:

“Số tiền nợ người ta là 2 tỷ, trước mắt anh muốn cầm cố ngôi nhà của vợ chồng mình vay tiền ngân hàng để giữ lấy mảnh đất của bố mẹ. Bây giờ nhà mất thì 13 người thân của anh biết đi đâu về đâu. Lần này lấy được nhà anh sẽ giữ lại sổ đỏ và đứng ra tách thửa để các em tự chịu về tài sản của gia đình mình. Chúng ta chịu khổ một lần nữa nha em”.

Những lời nói của chồng làm tôi rất buồn chán, lúc nào anh cũng chỉ nghĩ cho gia đình mà không quan tâm đến suy nghĩ của vợ. Theo mọi người, tôi có nên ủng hộ quyết định của chồng không?

Ở cữ mẹ chồng bắt ăn cơm nguội, mẹ tôi đến thăm đưa ra một tờ giấy, bà điếng người