Mua đất được chị chồng cho 500 triệu, tân gia chị lật lọng khiến mặt tôi tái mét

Theo quan niệm dân gian, Tết đến xuân về, vợ chồng cư xử với nhau thế nào thì sẽ ảnh hưởng đến cả năm.

1. Không nhắc tới sai lầm hay thất bại

Dẫu biết rằng dù bước sang một năm mới, những chuyện cũ không vui vẫn còn tồn đọng. Tuy nhiên năm mới đến, chúng ta nên mở lòng ra, không nên để tâm đến những điều không tốt đã qua. Hãy nghĩ về những điều tốt đẹp, tích cực và cùng hy vọng vào một tương lai hạnh phúc.

Nhất là với vợ chồng đầu ấp tay gối thì càng nên bao dung độ lượng. Điều gì đã qua, không nên nhắc lại nữa. Nhắc lại những chuyện này trong những ngày đầu năm mới sẽ mang lại cảm xúc không tốt, khiến tình cảm vợ chồng sứt mẻ, báo hiệu một năm mới không hạnh phúc, khó an lành.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

2. Vợ chồng không nên cãi nhau

Vào những dịp năm hết Tết đến, các cặp vợ chồng có bao nhiêu việc phải lo như mua sắm quà Tết hai bên, ăn Tết ở đâu, dọn dẹp nhà cửa,… Công việc bận rộn thêm vào đó là kinh tế eo hẹp dễ khiến con người mất bình tĩnh, từ đó khiến vợ chồng xảy ra cãi vã.

Theo quan niệm dân gian, việc cãi nhau những ngày đầu năm mới có thể khiến cả năm gặp xui xẻo, dễ xảy ra bất hòa không mong muốn trong các mối quan hệ, khiến gia đình thêm nặng nề, mất vui khi Tết đến xuân về.

Vì vậy vợ chồng nên thông cảm và lắng nghe nhau nhiều hơn. Đừng bắt đầu một năm mới bằng tiếng cãi lộn, cáu kỉnh hay bực tức mà mất vui.

3. Không phê bình, cằn nhằn đối phương trước mặt họ hàng

Không gì tệ hại hơn việc vợ chồng lôi chuyện xấu của nhau ra nói trước mặt người khác. Nhưng không phải ai cũng biết cách tránh né, chồng thì chỉ trích vợ để tỏ quyền uy, vợ thì chê trách chồng với niềm mong mỏi rằng mình sẽ có thêm một chỗ dựa, hi vọng người kia có thể lên mặt “dạy” chồng mình để anh thay đổi, hoặc đơn giản là nói cho “sướng miệng”, nói cho bõ tức.

Nhưng không ai thích việc bị cằn nhằn, trách móc trước mặt người khác cả. Ngày thường không và ngày Tết càng không muốn. Việc này chỉ khiến nửa kia cảm thấy xấu hổ, bị mất hết thể diện trước mặt mọi người và càng khiến mối quan hệ vợ chồng thêm tồi tệ mà thôi.

Vì vậy vợ chồng có chuyện gì thì nên về nhà đóng cửa bảo nhau, không nên vạch áo cho người xem lưng như vậy.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

4. Không nền đùn đẩy công việc ngày Tết cho nửa kia

Những ngày Tết đến xuân về có rất nhiều việc phải làm, nào là dọn dẹp nhà cửa, biếu quà cáp nội ngoại, lo các mâm lễ cúng, lì xì Tết,… Với những việc này, vợ chồng nên cùng nhau chia sẻ, bàn bạc với nhau chứ không nên đùn đẩy trách nhiệm cho nửa kia.

Không ít anh chồng có tư tưởng việc nhà, cỗ bàn,… là việc của phụ nữ nên không làm. Nhưng đó chẳng phải là việc của riêng ai cả. Vợ chồng thì nên san sẻ, gánh vác với nhau để không bị “quá tải”, áp lực.

5. Không bên trọng bên khinh

Những vấn đề như Tết nội Tết ngoại, quà biếu hai bên đầu năm ra sao là nguồn cơn xảy ra cãi vã của nhiều cặp vợ chồng.

Cách giải quyết tốt nhất chính là hai vợ chồng nên ngồi xuống bàn bạc với nhau, cần biết cách cân bằng cả hai bên nội ngoại, không nên bên trọng bên khinh mà mất hòa khí. Hãy coi bố mẹ chồng/bố mẹ đẻ như bố mẹ mình, đồng thời đặt mình vào vị trí của nửa kia để thông cảm và thấu hiểu.

5 việc vợ chồng nên tránh trong ngày Tết kẻo mất vui, cả năm đượm buồn - 3

Vợ phàn nàn về quà Tết ông xã tự tay chuẩn bị cho nhà chồng, dân mạng khen: Chị thật tốt số!