Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nâng mũi và những lưu ý cần biết

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn để thay đổi gương mặt hài hòa với tổng thể. Tuy nhiên, để giúp vết thương ở mũi mau lành và lên form chuẩn, bạn cần phải tuân thủ cách chăm sóc hậu phẫu đúng cách được bác sĩ chỉ định. Chi tiết cách chăm sóc và những lưu ý sẽ được chia sẻ dưới đây.

Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nâng mũi và những lưu ý cần biết - 1

Cách chăm sóc vết thương sau khi nâng mũi

Cách chăm sóc vết thương sau khi nâng mũi

Mặc dù nâng mũi không tác động nhiều đến cấu trúc dáng mũi nhưng phần nào ảnh hưởng đến phần mô và sụn. Do đó, bạn nên thực hiện chế độ chăm sóc vết thương kỹ càng để vết thương mau hồi phục.

Chườm lạnh trong 48 giờ đầu để hạn chế sưng đau

Quá trình can thiệp “dao kéo” ở mũi khiến cho tình trạng sưng đau diễn ra trong thời gian đầu. Sau khi hết thuốc tê, mũi có dấu hiệu sưng và châm chích nên bạn có thể dùng túi chườm lạnh để hạn chế tình trạng này. Nên mua túi chườm lạnh hoặc bọc đá bằng vải để chườm lên xung quanh vết thương. Tránh chườm trực tiếp và không để nước dính lên vết mổ dễ gây nhiễm trùng.

Chườm ấm sau 3 - 5 ngày tránh vết thương bầm tím

Khoảng 3 ngày sau khi nâng mũi, khi vết thương hết sưng đau thì tại vùng mũi xuất hiện tình trạng bầm tím. Đây là dấu hiệu bình thường và bạn không cần quá lo lắng. Hãy dùng túi chườm ấm đặt lên vùng quanh vết thương và 2 hốc mắt. Nên chườm ấm 2 - 3 lần/ngày để đánh tan máu bầm, tránh tì hay đè lên phần sống mũi dễ gây chảy máu.

Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nâng mũi và những lưu ý cần biết - 2

Chườm lạnh và chườm ấm giúp vết thương mũi giảm sưng đau

Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lí

Việc vệ sinh vết thương sau khi nâng mũi cực kỳ quan trọng, giúp rút ngắn thời gian hồi phục cũng như giảm nguy cơ nhiễm trùng. Cách vệ sinh đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà đó là bằng nước muối. Bạn có thể dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để lau nhẹ bên ngoài vết thương. Sau đó thoa thuốc theo toa mà bác sĩ chỉ định giúp mũi mau lành.

Che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài

Vết thương hở ở mũi sau khi nâng cần được giữ khô ráo và đảm bảo vệ sinh. Do đó, mỗi khi ra ngoài bạn cần đeo khẩu trang để tránh bụi bặm và che chắn cẩn thận, tránh ánh nắng mặt trời dễ làm thâm sạm da mũi. Thời gian đầu không nên đeo kính vì rất dễ tì vào sống mũi gây lệch sụn.

Uống thuốc kháng sinh và tái khám đúng lịch hẹn

Sau khi nâng mũi, khách hàng sẽ được bác sĩ kê toa với các loại thuốc kháng sinh, giảm sưng đau,... Bạn cần tuân thủ liều lượng sử dụng và thoa thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ nâng mũi. Bên cạnh đó, khách hàng không nên sử dụng các loại thuốc giảm cân, các loại thuốc Aspirin hoặc chứa hợp chất chống viêm nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nâng mũi và những lưu ý cần biết - 3

Tuân thủ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để mũi mau lành

Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E và vitamin C như: bí đỏ, bông cải xanh, măng tây, cam, bưởi,... Giúp làm dịu vết thương, tăng cường sức đề kháng, làm liền sẹo. Lựa chọn các thực phẩm giàu đạm từ thịt heo nạc, ngũ cốc, các loại rau củ quả, sữa chua. Đồng thời bạn cần uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép từ trái cây tươi để quá trình trao đổi chất diễn ra ổn định, mau hồi phục dáng mũi.

Những lưu ý cần “tránh” sau khi phẫu thuật nâng mũi

Để đảm bảo chăm sóc sau nâng mũi an toàn và rút ngắn thời gian hồi phục vết thương thì các chuyên gia tại Seoul Center đưa ra một số lưu ý quan trọng cần “tránh” dưới đây:

Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nâng mũi và những lưu ý cần biết - 4

Cần lưu ý chế độ chăm sóc sau khi phẫu thuật nâng mũi

- Ngay sau khi nâng mũi không nên để nước dính lên vết thương vì rất dễ nhiễm trùng. Không rửa mặt và xông hơi trong thời gian đầu, đặc biệt tránh dùng các loại mỹ phẩm.

- Không làm việc nặng và tránh các hoạt động mạnh như nhảy dây, chạy bộ, tập gym, bơi lội,... dễ gây tụt sống mũi và cơ thể mất sức.

- Không dùng tay sờ nắn vết thương hay đeo kính quá nặng làm lệch sống mũi và gây nên nhiễm trùng.

- Không tự ý tháo băng gạc hay nẹp mũi khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Thay vào đó dựa theo sự chỉ dẫn của các chuyên viên hay bác sĩ thẩm mỹ để được hướng dẫn cách chăm sóc tốt.

- Khi ngủ tránh nằm nghiêng hay nằm sấp làm tì dáng mũi và lệch sóng, gây chảy máu vết thương.

- Hạn chế ra ngoài tránh bụi bẩn và tiếp xúc vết thương nâng mũi với ánh sáng mặt trời gây thâm sạm da.

- Kiêng ăn các thực phẩm quá cứng vì hoạt động nhai dễ làm cơ hàm hoạt động mạnh, tác động lên vết thương ở mũi khiến lâu lành.

- Tránh ăn các những thực phẩm cay nóng, dễ kích ứng và hình thành sẹo như thịt gà, hải sản, thịt bò, trứng, đồ tanh, rau muống, đồ nếp,… Các chất kích thích từ rượu, bia, thuốc lá, cà phê.

Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nâng mũi và những lưu ý cần biết - 5

Kiêng ăn các thực phẩm ảnh hưởng đến vết thương ở mũi sau khi nâng

Với những chia sẻ về cách vệ sinh vết thương mũi, giảm sưng đau, dinh dưỡng,... cùng những lưu ý quan trọng giúp bạn cẩn trọng hơn trong chế độ chăm sóc hậu phẫu. Tuân thủ những chỉ định của bác sĩ thẩm mỹ đảm bảo an toàn cho sức khỏe và mang lại kết quả nâng mũi cao đẹp tự nhiên.

Công ty Cổ phần Bệnh viện Thẩm mỹ Quốc tế Seoul Center

Địa chỉ: 375 Nguyễn Thượng Hiền, phường 11, quận 10, TP.HCM (ngay Vòng xoay Dân Chủ)

Hotline: 1800 088 878

Website: https://seoulcenter.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/seoulcenter.vn