Dù vào những năm 40-50 của thế kỉ trước, đất nước vẫn đang chìm trong bom đạn, thế nhưng, trong dân gian vẫn có những mỹ nhân được coi là những giai nhân. Cùng theo dòng lịch sử để cùng ngắm những nhan sắc 2 xứ Hà Thành và Sài Thành vang bóng một thời đó.
Những người đẹp Hà Thành
Bà Bạch Thược
Phạm Thị Bạch Thược sinh năm 1935. Khi còn là con gái, bà còn được dân tình yêu quý đặt cho biệt danh "Hoa khôi trường Dược" vì nhan sắc nức tiếng nhất phố cổ lúc bấy giờ. Gia đình ba có 4 chị em và bà là em út nhưng lại là người có nhan sắc đẹp nhất trong các chị em.
Những tấm hình đen trắng của bà lưu truyền lại đều là báu vật.
Hơn nữa, bà còn rất có năng khiếu trong nghệ thuật, bà tham gia nhiều vở kịch với các vai là mỹ nữ như Lý Chiêu Hoàng, Quán Thăng Long. Tài năng cộng với nhan sắc hơn người của bà lại càng khiến trái tim bao chàng trai phải mê đắm.
Bà Thu Trang – hoa hậu đầu tiên của Việt Nam
Hoa hậu tên thật là Công Thị Nghĩa, sinh năm 1932, quê gốc ở Hà Nội nhưng khi vừa học xong tiểu học thì bà theo gia đình vào Sài Gòn. Mọi người thường gọi bà với cái tên Thu Trang. Ngày 20/5/1955, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam được diễn ra tại rạp hát Lido, Chợ Lớn, Thu Trang đã giành được vương miện sau khi vượt qua nhiều đối thủ nặng kí.
Bà có thân hình khá đẹp với chiều cao 1m61 và số đo 3 vòng là 86 - 62 - 88. Khi đất nước còn chiến tranh thì đây thực sự là người đẹp có số đo hình thể đẹp hiếm hoi.
Tiêu chí lựa chọn Hoa hậu Việt Nam sau hàng thập kỉ trôi qua vẫn vậy. Bà Thu Trang mang những đường nét đẹp không nói nên lời. Không chỉ có danh xưng hoa hậu, bà còn được biết đến với một vai trò khác là tiến sĩ sử học.
Bà Nghiêm Thúy Băng
Bà sinh năm 1930, là một người con gái mà tài và sắc đều vẹn toàn. Bà sinh ra trong một gia đình đại tư sản thời đó. Nhan sắc cùng với gia cảnh giàu sang của bà đã thu hút rất nhiều chàng trai người Việt và cả những bác sĩ, kỹ sư người Pháp mong được bà để ý tới.
Nụ cười tươi như hoa của Nghiêm Thuý Băng thuở con gái xưa kia.
Hình ảnh bà trong đám cưới của con gái. Người đứng kế bà chính là chồng, đồng thời là nhạc sĩ Văn Cao - chủ nhân của bản hùng ca "Tiến về Hà Nội".
Bà Đỗ Thị Bính
Là một người con gái được sinh ra trên đất Hà thành trong một gia đình giàu có, bà là một trong 19 người con của nhà tư sản Đỗ Lợi - một nhà thầu khoán giàu có. Ở bà hội tụ những vẻ đẹp của một người con gái Hà thành lộng lẫy nhưng không phóng khoáng, nền nã, đúng với tính cách của con người Hà Nội xưa.
Vẻ đẹp của bà đã khiến nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp thương thầm nhớ trộm. Vậy nên trong các bài thơ của mình, ông đều để hình ảnh bà phảng phất trong thơ của mình.
Nhà thơ còn đặt cho bà biệt danh “người đàn bà áo đen” vì bà có thói quen này. Cúi đầu nàng tha thướt/ Yêu kiều như mây qua/ Mắt xanh nhìn man mác/ Mỉm cười vê cành hoa. (Trích đoạn bài thơ “Tay ngà”).
Những giai nhân Sài Thành
Cô Ba Trà
Bà sinh năm 1906, nổi tiếng bởi vẻ đẹp và trí thông minh hiếm có so với những người phụ nữ thời đó. Bà có tên thật là Trần Ngọc Trà và được mệnh danh là Étoile de Saigon (tạm dịch: ngôi sao Sài Gòn).
Vẻ đẹp nhan sắc và trí tuệ của bà đã khiến bao chàng trai phải lòng mà say mê bà trong đó có 3 chàng công tử nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn lúc bấy giờ là Hắc công tử (Trần Trinh Huy), Bạch công tử (Lê Công Phước), công tử Bích.
Tuy nhiên, cuộc đời của bà lại không hề suôn sẻ trong chuyện tình duyên khi liên tục trải qua nhiều đời chồng và cuối đời vẫn lẻ bóng 1 mình.
Cô Ba "xà bông"
Bà sinh ra trong một gia đình giàu có, quyền thế nên ở bà có một chuẩn mực về giao tiếp, đạo đức, tính cách. Bà sở hữu nhan sắc đẹp mặn mà, được nhận xét là “đẹp tự nhiên, không cần răng giả, tóc dài chấm gót, dài, mượt, thơm…”. Tên tuổi của bà cũng giống như bà Thu Trang của Hà Nội, được biết đến qua một cuộc thi hoa hậu. Đó là cuộc thi hoa hậu Sài Gòn năm 1865.
"Cô Ba xà bông" là người đầu tiên đăng quang hoa hậu của Sài Gòn 150 năm trước, được in hình lên tem và là đại diện thương hiệu cho một hãng mỹ phẩm.
Huyền thoại xà bông Việt Nam gắn liền với danh tiếng của cô Ba Sài Gòn.
Cô Tư Nhị
Cũng như cô Ba Trà và cô Ba xà bông, Tư Nhị là một người đẹp nổi tiếng Sài Thành. Bà là người lai giữa 2 dòng máu Khơ-me và người Việt. Cô có tên khác là “Marianne Nhị”. Bà được cô Ba Trà nhận là em nuôi ngay sau khi bước chân lên cuộc sống ở Sài Gòn nhờ may mắn và sự “bạo gan” của mình. Cái tên “Tư Nhị” cũng ra đời vì lý do đó.
Với sự giúp đỡ của Ba Trà, bà nổi lên là một trong số những mỹ nhân đẹp nhất Sài Gòn và được nhiều đại gia, công tử theo đuổi.
Nhưng Tư Nhị lại sa đọa vào những cuộc chơi và làm bạn với thuốc phiện. Bà cũng bị đồn thổi rằng “thay người yêu như thay áo". Chính vì những lý do như vậy mà nhan sắc của bà sớm lụi tàn theo thời gian nên bà đã biến mất vào giữa thập niên 1940.
Nhìn chung, vào thời chiến, vẻ đẹp của phụ nữ 2 miền cũng có đôi chút khác. Người phụ nữ Hà Nội từ xưa đã nổi tiếng với nét đẹp dịu dàng, đằm thắm trong tính cách của người Hà Thành xưa. Họ sở hữu làn da trắng mịn, khuôn mặt nhỏ nhắn và nụ cười kiêu sa. Còn những mỹ nữ Sài Thành cũng nức tiếng bởi vẻ đẹp, sự kiều diễm làm mê đắm lòng người nhưng vẻ đẹp của họ còn thức thời chuẩn miền đất của ngành giải trí, nghệ thuật.
Năm xưa, cánh nghệ sĩ di cư vào Sài Gòn nhiều vì đây là nơi tập trung của các hoạt động nghệ thuật, cho đến nay, miền đất này vẫn vậy. Vẻ đẹp của người phụ nữ xưa còn ít nhiều được đánh giá thông qua tính cách, lời ăn tiếng nói, cử chỉ và điệu bộ. Còn xu hướng làm đẹp của họ có lẽ cũng như nhau vì sự thiếu thốn nhất định. Ngày ấy, người con gái Việt vẫn ưa chuộng mái tóc đen, dài. Người thích truyền thống thì quấn tóc với khăn thành từng vòng trên đầu. Người sành điệu hơn thì làm tóc phi dê.
Gout trang điểm cũng mộc mạc, dung dị với chỉ vài món như phấn con én, kem bông lúa và son gió Thái Lan. Chính vì vậy nên ai sinh ra đã sở hữu đường nét thanh tú là một may mắn trời ban. Tuy những ảnh xưa được lưu lại không nhiều nhưng phần nào cũng miêu tả được nhan sắc hào hùng của phái đẹp Việt một thời.