Cách nêm gia vị: Rau lá mềm nên nêm muối sau, không cho tiêu vào ướp

Gia vị được xem là linh hồn của món ăn, nêm nếm đúng lượng, đúng cách sẽ giúp món ăn thơm ngon, dậy vị. Dưới đây là những mẹo giúp các mẹ nội trợ áp dụng khi chế biến món ăn.

Nhiều mẹ nội trợ cứ nêm nếm gia vị theo cảm tính, theo kinh nghiệm mà không biết rằng công đoạn này quyết định phần lớn mùi vị của món ăn.

Mỗi lúc nấu nướng, bạn thường cho muối trước hay sau khi nấu? Hãy học theo đầu bếp chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có được món ăn thơm ngon, đậm đà hương vị.

Giám khảo Master chef Tuấn Hải, những sai lầm phổ biến khi nấu canh
Nấu ăn cũng phải có tuyệt chiêu, không thể dựa vào cảm tính. Ảnh: Vua đầu bếp Việt Nam

Mẹo sử dụng muối với rau củ

Đối với những loại ra lá mềm, dễ chín như rau muống, rau cải, bắp cải xanh, rau diếp cá, mồng tơi... thì không nên cho muối vào quá sớm. Bởi cho muối khi xào rau sẽ khiến rau nhanh bị mềm, dưỡng chất dễ hòa tan trong nước, mất đi vị ngon, không còn màu xanh đặc trưng. Hãy đợi đến khi rau chín, bớt nước rồi mới cho muối vào, lúc đó bạn sẽ có đĩa rau giòn ngon, nhiều dinh dưỡng.

Giám khảo Master chef Tuấn Hải, những sai lầm phổ biến khi nấu canh
Muối giúp rau giữ được độ tươi xanh. Ảnh Healthy

Còn các loại rau củ cứng như cà rốt, bí đỏ, củ cải trắng, khoai tây, khoai lang... thì hãy cho muối vào sớm, khoảng tầm 2 phút sau khi chiên xào Vì những loại thực phẩm này khá cứng nên cho muối vào sớm để muối dễ ngấm vào thực phẩm và tạo hương vị thơm ngon.

Mẹo sử dụng muối với các loại thịt, cá

Đối với thịt heo, gà, thịt vịt, cá đem chiên rán thì nên ướp muối trước. Nếu hầm và luộc, thì nên nấu một thời gian rồi mới cho muối vào sau. 

Nếu thịt heo xào nấu với rau thì trước khi tắt bếp 2 phút thì cho muối vào, như vậy rau sẽ giữ được màu xanh và thịt lợn sẽ mềm, ngọt, không bị dai hay cứng.

Cách nêm gia vị: Rau lá mềm nên nêm muối sau, không cho tiêu vào ướp
Thịt heo xào thập cẩm hương vị thơm ngon khó cưỡng. Ảnh Healthy

Đối với thịt bò nếu đem hầm thì cho muối 10 phút trước khi ninh để thịt thấm và mềm hơn. Còn nếu xào thì cho muối vào trước khi tắt bếp khoảng 2 phút. 

Một số mẹo dùng gia vị giúp món ăn thơm ngon, bổ dưỡng

- Nước mắm

Đối với các món ăn có nêm nước mắm, thì chỉ nên nêm khi thức ăn đã chín. Nếu nêm trong quá trình nấu, đun trên bếp quá lâu thì sẽ không còn vị thơm ngon của mắm, vitamin trong mắm cũng theo hơi nước mà bốc hơi hết.

Với các món canh thì nêm nước mắm xong bắc ra ngay, còn với canh cua, thì tắt bếp rồi mới nên nêm mắm "để bảo toàn" hương vị.

- Đường

Đường là nguyên liệu dùng để tạo màu cho món ăn. Trong quá trình thắng đường khi chuyển qua màu ngả vàng là được, đừng chờ đến khi chuyển sang màu cánh gián, vì lúc đó nhiệt trong xoong/chảo vẫn còn nên dễ bị cháy khét.

Nếu muốn món ăn có vị đậm đà, không nên cho quá nhiều đường mà hãy làm phần xốt riêng hoặc quét mật ong lên khi thức ăn sắp chín. Lưu ý khi nấu món có đường, không nên để lửa lớn vì dễ cạn nước, cháy đáy nồi.

Nếu lo sợ cho cân nặng tăng không phanh thì hãy học hỏi chị em tại Page Chuyện Người Mập nhé 

- Hạt tiêu

Nên dùng khi thức ăn đã sắp chín rồi mới rắc hạt tiêu lên không nên bỏ tiêu vào khi ướp thực phẩm. Khi đun thức ăn có nêm hạt tiêu, mùi thơm sẽ bay hết, chỉ còn lại vị cay, thậm chí còn gây ra chất có hại cho sức khỏe.

Cách nêm gia vị: Rau lá mềm nên nêm muối sau, không cho tiêu vào ướp
Chỉ nên bỏ tiêu khi thức ăn đã chín. Ảnh Healthy

- Giấm

Giấm là gia vị quen thuộc trong nhà bếp, nhất là đối với các món ăn cần vị chua. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể cho giấm vào được. Tùy theo từng loại món ăn mà nên cho giấm vào bắt đầu chế biến hoặc khi đã nấu xong.

Ví dụ, khi xào khoai tây, xào giá thì nên cho giấm từ đầu để tạo vị chua, còn với món sườn xào chua ngọt thì cho vào lúc thức ăn gần chín sẽ thơm ngon và không bị quá ngấy.

- Bơ

Đối với những món chiên bằng bơ thì bạn vẫn chiên bình thường sau đó thực phẩm chín thì phết bơ lên trên, sức nóng vẫn còn nên sẽ làm bơ tan chảy, thấm vào thực phẩm làm món ăn thơm ngon, dậy mùi.

- Hạt nêm

Loại gia vị này có thể dùng để ướp hay nấu ăn đều được. Nó giúp món ăn thêm đậm đà và thơm ngon hơn. Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý một điều, không nên nêm khi thức ăn đã chín vì hạt nêm sẽ khó tan làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.

- Gừng

Gừng dùng để khử mùi khi nấu những món có mùi tanh. Thời điểm phù hợp nhất để cho vào thức ăn là sau khi sôi, lúc này bạn cho gừng vào là hiệu quả khử tanh tốt nhất. 

5 MÓN CANH CHUA ĂN VÀO LÀ GHIỀN NGAY

Muối, đường, bột ngọt... là những loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp nhưng nếu sử dụng không đúng cách, không đúng thời điểm thì sẽ dễ làm mất vị món ăn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Các chị em phụ nữ, ngày nào cũng vào bếp thì nên lưu ý những điều trên đây để món ăn luôn đậm đà, đủ dưỡng chất và mang lại cảm giác ngon miệng.

Truy cập mục để có thêm những bài viết thú vị nhé!

ĐẦU BẾP CHỈ RA NHỮNG SAI LẦM KHI NẤU CANH

Theo Eva, Master chef Tuấn Hải, Giám khảo Vua đầu bếp Việt Nam có chỉ cách nấu canh rau củ quả sao cho ngon ngọt và thanh mát nhất:

"Ngô có vị ngọt, chất béo nên được bỏ vào đun trước, tiếp theo là các loại cà rốt, su hào, nấm... tuỳ ý và tuỳ theo độ nhanh chín của thực phẩm. Riêng súp lơ nên được bỏ cuối cùng vì súp lơ rất nhanh chín, đồng thời còn có vị hơi đặc biệt. Nếu bỏ súp lơ vào quá sớm có thể ảnh hưởng đến hương vị toàn nồi canh".

- Nên để nước sôi lên sau đó vớt bọt và để lửa nhỏ dần lại để không bị đục nước.

- Không nên cho quá nhiều gia vị như muối, bột ngọt mà hãy tập quen dần với vị ngọt của rau củ

Xem chi tiết !