Củ sen là một trong những nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều lời ích cho sức khỏe. Củ sen có vị ngọt thanh mát, giòn và có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn thanh mát, bổ dưỡng như kho, hầm, xào, rim... Tuy nhiên, hầu như ít người chú ý đến củ sen có hai loại, loại 7 lỗ và 9 lỗ.
Mọi người nên biết rằng, đều là củ sen nhưng hương vị của hai loại này có chút khác biệt và chúng thích hợp để nấu thành các món ăn khác nhau. Do đó, nếu chọn củ sen không phù hợp để nấu một món ăn nào đó thì món ấy sẽ không ngon, rất lãng phí tiền.
Trước hết, hãy nói về củ sen 9 lỗ, nó còn được gọi là "củ sen trắng". Bởi vì những bông hoa nở trên củ sen này có màu trắng. Củ sen 9 lỗ tương đối mảnh mai và thon, với lớp vỏ mịn màng hơn. Sau khi được cắt ra, màu củ sen 9 lỗ rất trắng và dịu, trông rất sáng và có tác dụng làm sạch nhiệt và làm mát máu.
Hương vị củ sen 9 lỗ tương đối giòn, thích hợp để để ăn lạnh hoặc làm các món xào, muối chua, nộm, gỏi. Chỉ với những cách chế biến này mới phản ánh đúng hương vị thực sự của củ sen 9 lỗ.
Củ sen 9 lỗ hợp làm các món xào, nộm, gỏi, salad lạnh (Ảnh: Internet)
Còn về củ sen 7 lỗ, nó còn được gọi là "củ sen nghệ tây". Vì hoa trên củ sen này có màu hồng hoặc đỏ. Củ sen bảy lỗ tương đối ngắn, mập và dày, vỏ hơi sần sùi. Sau khi cắt ra, màu hơi đỏ hoặc hơi vàng, có tác dụng nuôi dưỡng tốt.
Củ sen 7 lỗ có vị mềm và sáp, nên phù hợp để nấu các món súp và món hầm. Hương vị của món ăn được chế biến theo cách này sẽ rất ngon.
Củ sen 7 lỗ hợp làm các món hầm, súp.
Do đó, khi đi mua củ sen, bạn cần chọn loại củ phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Nếu chọn sai rất lãng phí tiền mà món ăn lại không ngon. Chẳng hạn, bạn không nên dùng củ sen 7 lỗ với tính chất mềm, sáp để làm món xào hoặc nộm. Cũng đừng dại mang củ sen 9 lỗ có tính chất giòn, hơi cứng để làm món hầm hay nấu súp nhé!
Việc phân biệt củ sen 7 lỗ và 9 lỗ giúp bạn chế biến món ăn ngon hơn. Điều này cũng tương tự như việc bạn mua chân giò lợn, chân trước và chân sau có chút hương vị khác biệt, nên cách chế biến khác nhau. Chẳng hạn, ở phần chân trước, thịt tương đối mềm và ngọt hơn. Thịt mỏng và ít hơn, nhiều gân hơn... nguyên nhân là do phần chân trước này hoạt động nhiều hơn so với chân sau. Phần thịt chân giò trước này phù hợp để nấu các món ăn như luộc, hầm... Còn phần chân sau chắc hơn nhưng cũng có nhiều mỡ. Do đó, nó phù hợp để bạn làm thịt băm hoặc nấu cháo vì nó chủ yếu là thịt nạc. Bạn có thể ướp một chút rượu nấu ăn trước khi nấu thịt chân sau này sẽ rất ngon.