Trước khi có gia đình, tôi không phải là người thích nấu nướng. Những ngày còn ở nhà, mẹ luôn là người vào bếp, tôi chỉ là chân nhặt rau, sơ chế củ quả... cho bà. Bản thân lại ít để ý nên tôi không học được nhiều kỹ năng nấu nướng của mẹ. Sau này đi học đại học, vì dành thời gian cho học tập và đi làm thêm, tôi rất ít khi tự nấu ăn mà chủ yếu ra hàng quán cho nhanh và tiện. Bản thân lúc ấy tôi cũng cứ cho rằng cơm quán là ngon rồi, đâu cần phải cặm cụi nấu nướng, trong khi nấu xong lại ăn một mình chẳng có gì vui.
Cứ thế cho đến lúc lập gia đình, muốn tự tay cơm nước cho cả nhà, tôi mới bắt đầu hối hận vì sao trước đây mình lại không chăm chỉ học nấu ăn hơn một chút thì có phải bây giờ thích món gì là nấu được món đó không. Nếu ở riêng thì tôi không quá lăn tăn về việc này nhưng vì ở chung với bố mẹ chồng, đặc biệt mẹ chồng là người kỹ tính khiến tôi vô cùng lo lắng.
Những ngày mới bước chân về làm dâu, những việc dọn dẹp nhà cửa tôi đều có thể đảm nhiệm được chỉ riêng đến giờ nấu ăn là tôi lại rất căng thẳng. Chính vì thế, mỗi khi định nấu món gì, tôi hay gọi điện hỏi mẹ mình mà không dám hỏi mẹ chồng vì sợ bà chê trách. Thế nhưng ở chung lâu, mẹ chồng cũng biết tôi kém khoản nấu nướng, do đó bà cũng thường vào nấu cùng và hướng dẫn tôi rất nhiều món nhưng tuyệt nhiên chưa hề mắng mỏ con dâu bao giờ. Nhờ thế tay nghề bếp núc của tôi cũng tiến bộ từng ngày, tuy nhiên vẫn chưa được đều tay lắm.
Chỉ đến hôm qua, khi nấu canh, tôi đã bị mẹ chồng quát khiến bản thân cũng phải giật mình. Chẳng là, sắp đến Rằm tháng Giêng, mẹ chồng muốn làm cỗ sớm. Sau khi luộc gà xong, thấy nước luộc gà rất ngọt, tôi định tận dụng để nấu canh rau cải. Thông thường tôi cũng hay lấy nước luộc gà để nấu với nhiều loại rau khác nhau nhưng không thấy mẹ chồng nói gì. Lần này, đang ung dung chuẩn bị thả rau cải vào nồi, mẹ chồng đứng ở cửa quát lớn khiến tôi giật mình là đổ cả rổ rau.
Rau cải không nên nấu chung với thịt gà.
"Con đang làm cái gì thế? dừng lại ngay!".
Rau rơi xuống đất, mẹ chồng tôi chạy lại cùng nhặt với con dâu. Tôi giải thích mình chỉ đang nấu canh bà mới nói, rau cải không nên nấu với nước luộc gà. Rau cải có thể nấu canh với nước hầm xương lợn hoặc thịt băm cũng đều ngon.
Chính vì thế tôi đem rửa lại rau sau đó đem nấu với thịt băm nhưng trong lòng vẫn băn khoăn về chuyện vì sao rau cải lại không ăn chung được với thịt gà. Sau đó tôi đã tìm hiểu thông tin mới biết, hóa ra mẹ chồng nói đúng.
Mặc dù cả thịt gà và rau cải đều có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người, tuy nhiên, thịt gà có tính ôn, cải bẹ xanh cũng có tính ôn, như vậy khi dùng chung thì tính ôn (ấm nóng) sẽ tăng lên gây nhiệt nhiều cho cơ thể. (Ảnh minh họa)
Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên chủ tịch Hội Đông y, Ba Đình, Hà Nội) từng chia sẻ, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng. Là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị hàn, suy yếu, khả năng hấp thu thức ăn kém.
Cũng trong Đông y, cải xanh có tính ôn, vị cay, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa, có tác dụng giải chứng cảm hàn, thông đờm, lợi khí... Cũng bởi có vị đắng nên người ta thường gọi là cải đắng hay còn gọi với tên khác là cải bẹ xanh.
Mặc dù cả thịt gà và rau cải đều có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người, tuy nhiên, thịt gà có tính ôn, cải bẹ xanh cũng có tính ôn, như vậy khi dùng chung thì tính ôn (ấm nóng) sẽ tăng lên gây nhiệt nhiều cho cơ thể.
Vì thế, chị em có thể tham khảo cách nấu canh rau cải thịt băm dưới đây:
Chuẩn bị:
- 1 mớ rau cải xanh
- 50g thịt vai băm nhỏ
- 1 mẩu gừng
- Muối vừa ăn
Cách làm:
Rau cải nhặt và rửa sạch, sau đó thái khúc vừa ăn.
Đun nóng già một nồi nước vừa đủ để làm canh, thả muối và cho thịt băm vào, dùng đũa khuấy đều để thịt không bị vón cục vào nhau.
Sau khi nước sôi thì thả rau cải và gừng thái chỉ vào.
Đậy vung, nấu cho đến khi rau cải chín tới. Nếm thấy cải mềm vừa đủ là được. Nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp,
Múc canh ra bát và thưởng thức.
Chúc các bạn thành công!