Hồ Bích Trâm chia sẻ mâm cỗ giỗ bố ruột do mẹ kế và hàng xóm làm, dân mạng khen: "Cỗ quê mãi đỉnh"

Mâm cỗ toàn những món đậm chất Quảng Ngãi làm những người xa quê nhìn mà nhớ!

Đám giỗ là một ngày quan trọng trong văn hóa Việt Nam để những người thân trong gia đình tụ họp, tưởng nhớ về người đã khuất. Ở quê, đây còn là dịp  để bà con, hàng xóm, láng giềng, bạn bè thân hữu cùng nhau quây quần, cùng nhau nấu nướng các món ngon để cúng và tạo nên không khó gần gũi, ấm cúng trong gia đình, gắn chặt thêm tình làng xóm. 

Mới đây, diễn viên Hồ Bích Trâm đã chia sẻ mâm giỗ bố ruột ở quê nhà Đức Phổ, Quảng Ngãi do mẹ Tính (mẹ kế giản dị, tốt bụng nhiều lần được cô chia sẻ trên trang cá nhân) và hàng xóm làm. Nữ diễn viên cho biết: "Hơn 15 món giỗ ba! Mẹ Tính và bà con làng xóm quá chu toàn".

Hồ Bích Trâm chia sẻ mâm cỗ giỗ bố ruột do mẹ kế và hàng xóm làm, dân mạng khen: amp;#34;Cỗ quê mãi đỉnhamp;#34; - 1

Nữ diễn viên "Gia đình là số 1" Hồ Bích Trâm đã khen mẹ kế và hàng xóm chu toàn khi làm hơn 15 món ăn giỗ bố ruột mình. 

Hồ Bích Trâm chia sẻ mâm cỗ giỗ bố ruột do mẹ kế và hàng xóm làm, dân mạng khen: amp;#34;Cỗ quê mãi đỉnhamp;#34; - 3

Các món ăn mang đậm nét của miền Trung, đặc biệt là vùng đất Đức Phổ (Quảng Ngãi) khiến những người xa quê nhìn mà nhớ.

Hồ Bích Trâm chia sẻ mâm cỗ giỗ bố ruột do mẹ kế và hàng xóm làm, dân mạng khen: amp;#34;Cỗ quê mãi đỉnhamp;#34; - 4

Hồ Bích Trâm chia sẻ mâm cỗ giỗ bố ruột do mẹ kế và hàng xóm làm, dân mạng khen: amp;#34;Cỗ quê mãi đỉnhamp;#34; - 5

Cỗ quê không thể thiếu món "quốc dân" gà luộc. Thiếu đi món này là như thiếu đi mâm hồn của mâm giỗ trong văn hóa Việt.

Hồ Bích Trâm chia sẻ mâm cỗ giỗ bố ruột do mẹ kế và hàng xóm làm, dân mạng khen: amp;#34;Cỗ quê mãi đỉnhamp;#34; - 6

Cánh gà chiên ăn kèm dưa leo.

Hồ Bích Trâm chia sẻ mâm cỗ giỗ bố ruột do mẹ kế và hàng xóm làm, dân mạng khen: amp;#34;Cỗ quê mãi đỉnhamp;#34; - 7

Thịt quay giòn bì ngon mắt.

Hồ Bích Trâm chia sẻ mâm cỗ giỗ bố ruột do mẹ kế và hàng xóm làm, dân mạng khen: amp;#34;Cỗ quê mãi đỉnhamp;#34; - 8

Thịt quay được ăn kèm bánh bao trông rất hấp dẫn.

Hồ Bích Trâm chia sẻ mâm cỗ giỗ bố ruột do mẹ kế và hàng xóm làm, dân mạng khen: amp;#34;Cỗ quê mãi đỉnhamp;#34; - 9

Tôm cũng là một trong những món quen thuộc xuất hiện trong những mâm giỗ.

Hồ Bích Trâm chia sẻ mâm cỗ giỗ bố ruột do mẹ kế và hàng xóm làm, dân mạng khen: amp;#34;Cỗ quê mãi đỉnhamp;#34; - 10

Chả ram của người Quảng Ngãi cũng có đặc trưng riêng.

Hồ Bích Trâm chia sẻ mâm cỗ giỗ bố ruột do mẹ kế và hàng xóm làm, dân mạng khen: amp;#34;Cỗ quê mãi đỉnhamp;#34; - 11

Món này được dân mạng đoán là thịt bọc trứng cút chiên giòn.

Hồ Bích Trâm chia sẻ mâm cỗ giỗ bố ruột do mẹ kế và hàng xóm làm, dân mạng khen: amp;#34;Cỗ quê mãi đỉnhamp;#34; - 12

Mâm giỗ ở Quảng Ngãi thường có bánh xèo mềm. Nhìn món này, những người đồng hương của Hồ Bích Trâm phải "thèm ngang".

Hồ Bích Trâm chia sẻ mâm cỗ giỗ bố ruột do mẹ kế và hàng xóm làm, dân mạng khen: amp;#34;Cỗ quê mãi đỉnhamp;#34; - 13

Bánh bò Quảng Ngãi ngon ngọt, tơi xốp đậm chất làng quê.

Hồ Bích Trâm chia sẻ mâm cỗ giỗ bố ruột do mẹ kế và hàng xóm làm, dân mạng khen: amp;#34;Cỗ quê mãi đỉnhamp;#34; - 14

Dân mạng cũng thích thú với món bánh tẻ quê (bên dưới đĩa rau sống).

Hồ Bích Trâm chia sẻ mâm cỗ giỗ bố ruột do mẹ kế và hàng xóm làm, dân mạng khen: amp;#34;Cỗ quê mãi đỉnhamp;#34; - 15

Còn có bánh tét, bánh đa...

Nhìn mâm cỗ tràn ngập món, dân mạng rôm rả bình luận: "Mẹ Tính và hàng xóm khéo tay và giỏi quá, nhìn món nào cũng hấp dẫn hết", "Đúng chất Quảng Ngãi, giỗ luôn có bánh xèo", "Cỗ quê mãi đỉnh", "Chỉ có quê mình là giỗ có đầy đủ những món ngon này thôi", "Người Đức Phổ nấu ăn nổi tiếng lắm nè", "Giỗ ở quê công nhận cúng món nào chất lượng món đó", "Nhìn món ăn làm em nhớ nhà quá", "Đúng là hương vị quê nhà, dân dã mà ngon"...

Cách làm bánh xèo mềm Quảng Ngãi:

Nguyên liệu

Bột gạo: 400g.

Bột nghệ: 1/2 muỗng cafe (nếu các bạn thích bánh màu vàng).

Dầu ăn hoặc mỡ heo.

Hành lá, giá đỗ, sả băm.

Thịt ba chỉ, thịt bò, thịt vịt, tôm, mực hoặc nấm.

Gia vị thông dụng: Nước mắm,muối, bột ngọt, hạt nêm, tiêu…

Rau sống ăn kèm: Dưa leo, xà lách, cải xanh, rau thơm, chuối chát,…

Dụng cụ: Khuôn đúc bánh xèo hoặc chảo chống dính, vá múc bột,…

Thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

Hành lá các bạn làm sạch cắt khúc nhỏ, giá rửa sạch và trần sơ đi.

Phần thịt rửa sạch để ráo và cắt nhỏ hoặc băm vừa phải, tôm nhỏ để nguyên con hoặc băm vừa phải.

Nấm rửa sạch và xé nhỏ, nếu dùng nghệ tươi các bạn phải giã nhuyễn và vắt lấy nước cốt nhé!

Bước 2: Cách pha bột đúc bánh xèo

Bánh xèo được làm từ 100% bột gạo, loại gạo làm bánh xèo ngon và chuẩn nhất là các loại gạo khô, cứng được được xay ướt bằng cối đá, nếu chúng ta ở thành phố thì dùng máy xay sinh tố để xay bột gạo hoặc có thể tìm mua bộ gạo xay sẵn. Không nên dùng gạo dẻo vì bánh xèo khi làm ra sẽ bị ướt nhão.

Cách làm bột bánh xèo bằng máy say sinh tố:

Các ngâm gạo trong khoảng 8-10 tiếng để gạo mềm. Sau đó cho 400g gạo đã ngâm + với 400ml nước + một 1/4 muỗng cafe đường vào máy xay sinh tố và xay từ 6-15 phút đến khi gạo đã được xay nhuyễn hoàn toàn. Nên xay với tỉ lệ gạo nước là 1:1 để tránh bột quá loãng.

Sau khi xay bột xong chúng ta nên giữ lại 1 phần. Pha bột bánh xèo không quá lỏng hoặc quá đặc, thường sẽ là gạo: nước tỉ lệ 3:5, khi xay ta đã pha 1:1 nên giờ chỉ cho thêm 150ml. Phần bột giữ lại là để nếu có lỡ pha quá loãng thì chúng ta sẽ thêm vào cho đúng.

Cho 1/2 muỗng cafe bột nghệ (tùy sở thích) + 1/4 mcf muối + hành lá cắt nhỏ vào và khuấy đều tay (không được để vón cục) rồi để yên trong vòng 25 phút.

Bước 3: Ướp nhân bánh xèo

Cho phần thit, tôm, mực,… vào một cái tô lớn sau đó cho 1/2 muỗng sả băm + 1/2 muỗng cafe hạt nêm + 1/2 muỗng bột ngọt + 1/2 muỗng tiêu xay+ một ít muối, đường, nước mắm sau đó trộn đều và ướp khoảng 15 phút.

Bước 4: Đúc bánh xèo

Cho khuôn hoặc chảo chống dính lên bếp để thật nóng, cho dầu ăn vào đến khi dầu nóng thì cho một lượng nhân vừa đủ vào rồi đảo sơ qua. Nếu dùng mỡ heo thay dầu ăn thì bánh xèo sẽ ngon hơn đấy!

Dùng vá khuấy thau bột thật đều rồi múc một vá đổ mỏng và đều kín hết chảo rồi đậy kín nắp khoảng 1 phút rồi mở nắp cho giá vào rồi dùng đũa, vá gấp đôi bánh lại rồi để thêm 1 phút nữa là vớt bánh ra cho lên mâm đã phủ sẵn lá chuối.

Bánh phải liền không bị vỡ, bột chín đều mặt trên sẽ rổ bong bóng và mặt dưới sẽ xém vàng. Khi đúc lân đầu sẽ hơi khó những nếu đã quen tay thì sẽ rất dễ thôi.

Bước 5: Pha nước chấm và thưởng thức

Cho tỏi Lý Sơn + đường + ít bột ngọt + ớt giã thật nhuyễn rồi cho ít nước sôi để nguội vào đánh nhẹ cho tan phần đường, sau đó cho nước mắm vào khuấy đều, có thể thêm ít chanh để nước mắm chấm bánh xèo được thơm hơn, nước chấm nên được pha loãng, hơi ngọt.

Có thể dùng bánh xèo chấm trực tiếp lên nước chấm hoặc cho bánh xèo ra đĩa và chan nước mắm lên rồi ăn thôi. Hoặc ăn kèm cải xanh, lá lốt, rau thơm…

Một cách khác là dùng bánh tráng mỏng cho lên đó dưa leo, xà lách, rau thơm, chuối chát và 1 cái bánh xèo mềm sau đó cuộn lại rồi chấm nước mắm cũng rất tuyệt vời.

Pha Lê nấu đúng 1 món đãi Tú Vi Cổng mặt trời nhưng than tốn kém, chồng Ốc Thanh Vân hỏi câu hài hước