Khoai lang là loại củ được nhiều người yêu thích vì không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khoẻ. Khoai lang có thể đem luộc, nướng, nấu canh, nấu cháo, chiên... món nào từ khoai cũng hấp dẫn.
Chúng ta thường mua nhiều khoai về dùng dần tuy nhiên khoai rất nhanh mọc mầm, làm giảm lượng dinh dưỡng cũng như độ ngon có trong củ khoai. Do đó, hãy tham khảo các cách bảo quản khoai lang dưới đây, giúp bạn có thể để chúng được lâu nhé.
Dùng thùng các tông
Lấy một chiếc thùng cát tông sạch, sau đó lót một chiếc khăn cũ không sử dụng xuống đáy thùng. Lần lượt đặt từng củ khoai lang vào, cố gắng không để khoai lang chạm nhau vào khi xếp. Chừa giữa mỗi củ khoai một khoảng trống. Xết hết 1 lượt khoai trải lên trên một chiếc khăn cũ khác, tiếp tục xếp 1 lượt khoai giống như lúc đầu. Làm lần lượt đến hết.
Nếu không có khăn cũ có thể dùng giấy báo cũ để lót. Bản thân thùng cát tông có tác dụng chống ẩm và kiểm soát nhiệt độ rất tốt. Với cách làm này thì độ ngọt trong khoai lang sẽ được giữ.
Sau đó, dùng băng keo dán kín thùng các tông lại và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát sẽ dùng được cả năm mà không bị hỏng.
Dùng thùng các tông, giấy bảo, baking soda
Chuẩn bị: Thùng carton, giấy báo, baking soda (muối nở)
Cách làm:
Nếu khoai mua về có đất bám trên bề mặt của khoai lang, đất lại ẩm ướt thì tốt nhất không nên mang đi bảo quản ngay. Hãy để khoai bên ngoài 1 ngày cho nó khô ráo mới bắt đầu bảo quản.
Lưu ý nếu là phơi nắng thì không phơi nắng quá lâu, chỉ làm khô bề mặt khoai. Nếu phơi lâu sẽ làm mất hết nước trong khoai. Sau khi khoai lang khô ráo, thì tiến hành bảo quản.
Đầu tiên chuẩn bị một hộp bìa các tông, kích thước của hộp các tông phụ thuộc vào số lượng khoai lang mà bạn muốn cất trữ.
Lót một lớp giấy báo xuống đáy hộp các tông, sau đó bọc một ít muối nở vào giấy vệ sinh, gói kín rồi cho vào hộp, sau đó bạn có thể đặt khoai lang vào. Cần lưu ý là không nên cho hết khoai vào một lúc mà nên rải từng lớp, sau khi khoai được một lớp thì ta trải một lớp giấy báo, sau đó bọc một ít baking soda vào giấy vệ sinh, đặt lên trên lớp báo đó rồi lại xếp một lượt khoai lang lên.
Làm lần lượt cho đến hết khoai lang, cuối cùng gói kín thùng lại và để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Bên dưới thùng các tông tốt nhất nên kê một viên gạch, nếu tiếp xúc trực tiếp với mặt đất khoai rất dễ mọc mầm. Với phương pháp này, khoai bảo quản nửa năm cũng không mọc mầm, mà để càng lâu càng ngon.
Như vậy, khi bảo quản khoai lang, các bạn nên lưu ý 3 điều:
1. Khoai lang sau khi mua về cần để bên ngoài phơi cho khô độ ẩm trên bề mặt khoai.
2. Cần cho vào thùng một lượng baking soda thích hợp, baking soda có thể hút nước nên đảm bảo khoai lang ở trong môi trường khô ráo, không dễ nảy mầm.
3. Cuối cùng khi cất hộp các tông, tốt nhất nên kê một viên gạch ở dưới cùng, khoia sẽ khó nảy mầm hơn.
Bọc giấy ăn
Dùng khăn giấy bọc kín khoai lang lại không để phần nào hở ra bên ngoài. Khăn giấy khô có thể hút hơi ẩm trong không khí, tránh cho khoai lang bị ướt, có thể đảm bảo khoai lang tươi ở mức độ nhất định.
Sau đó ta cho khoai lang vào túi kín, xả hết không khí bên trong rồi buộc chặt miệng túi, bảo quản nơi thoáng mát. Dùng cách này để bảo quản khoai lang được lâu sẽ không bị mất chất và độ tươi ngon nữa.
Dùng màng bọc
Dùng màng bọc bọc kín từng củ khoai lang lại, sau đó bóp hết không khí bên trong ra ngoài. Độ ẩm bề mặt của khoai lang sẽ được màng bọc bảo vệ, không dễ bị bay hơi mất, làm khoai tươi. Cuối cùng cho khoai lang vào túi sạch, gạt hết không khí ra, rồi cho trực tiếp túi khoai lang vào tủ lạnh, khi nào ăn thì lấy ra rồi hấp trực tiếp.