2 lần học sinh Việt Nam gây bão khi "thay áo mới" SGK lớp 12: Đẹp không khác gì tạp chí, sáng tạo mà còn rất biết tiếp thu!

Sách giáo khoa là vật "bất ly thân" với học sinh, sẽ thế nào nếu nó được làm mới bằng một giao diện khác?

Nếu những quyển SGK truyền thống, đơn sắc được thiết kế lại theo phong cách hiện đại, hợp xu hướng hơn thì sẽ như thế nào?

Bộ sách SGK mà học sinh phổ thông đang học, được sử dụng lần đầu từ những năm 2000. Quá quen thuộc với các bìa sách này trong suốt nhiều năm, nên khi ai đó có ý tưởng thiết kế lại giao diện bộ sách là lần đó lại gây bão!


Nam Bảo - Nam sinh thay áo mới cho SGK lớp 12

Đăng tải dự án thiết kế lại sách giáo khoa của mình lên một hội nhóm trên MXH, nam sinh Trần Lâm Nam Bảo, sinh năm 2004 đã nhận về lượt tương tác cực khủng từ dân mạng. Được biết, hiện tại cậu bạn là học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM.

Dự án của 10X là tập hợp của 6 bản re-design của 6 bộ môn khác nhau gồm Vật lí, Ngữ Văn, Lịch sử, Hóa Học, Địa Lý và Sinh Học. Nam sinh bắt tay vào dự án với mong muốn giúp những bạn học sinh có cách nhìn tích cực và hứng thú hơn về sách giáo khoa nói riêng và việc học nói chung; biến những môn học không còn là một khái niệm trừu tượng, mà là một người bạn thân thuộc mình có thể nhìn thấy qua thị giác, cảm giác và hình dung dễ dàng trong đầu.

2 lần học sinh Việt Nam thay áo mới SGK lớp 12: Đẹp như tạp chí, bị chê không thực tiễn nhưng cách phản ứng nhận nhiều lời khen! - Ảnh 2.

Bộ sách giáo khoa tự thiết kế đang gây bão MXH

Thiết kế hướng đến sự tối giản của Nam Bảo dành cho SGK

Có thể thấy, bộ sách được đầu tư khá kỹ lưỡng về trang bìa, font chữ, cách dàn trang,... nên tạo được sự hợp nhãn với nhiều người. Tuy nhiên, cũng chính vì tính nghệ thuật của bộ sách mà một số ý kiến cho rằng thiết kế của Bảo mang tính art book hơn là một quyển sách phổ thông.

Trước ý kiến trên, nam sinh bày tỏ: "Mình sẽ không xem nó là lời chê, vì nếu SGK có thể gây hứng thú với học sinh như art book nhưng vẫn có thể truyền tải đầy đủ và hiệu quả nội dung bài học, thì đó là điều mình muốn hướng tới. Hơn nữa trong quá trình thực hiện, mình cũng có nghĩ đến tính ứng dụng của nó.

Hạn chế hiện tại của concept này chính là số lượng chữ trong một trang sẽ khiến sách dày hơn. Ngoài ra, mình cũng đầu tư về màu sắc và hình ảnh, cho nên để đảm bảo chất lượng thẩm mỹ thì chi phí in cũng sẽ tăng lên nhiều lần!"

2 lần học sinh Việt Nam thay áo mới SGK lớp 12: Đẹp như tạp chí, bị chê không thực tiễn nhưng cách phản ứng nhận nhiều lời khen! - Ảnh 4.

Nam sinh Trần Lâm Nam Bảo, chủ nhân của dự án thiết kế sách giáo khoa đang gây bão mạng

2 lần học sinh Việt Nam thay áo mới SGK lớp 12: Đẹp như tạp chí, bị chê không thực tiễn nhưng cách phản ứng nhận nhiều lời khen! - Ảnh 5.

Nam Bảo lên tiếng xin lỗi vì để sai sót xảy ra trong lúc tạo content cho SGK Lịch sử


Thấy SGK Sử không hút mắt, nam sinh chuyên Anh thiết kế lại luôn

Năm 2018, dân mạng từng được phen dậy sóng khi một nam sinh lớp 12 đã đăng tải tác phẩm thiết kế lại sách giáo khoa Lịch sử của mình lên mạng xã hội. Được biết, nam sinh có ý tưởng độc đáo này là Đoàn Nguyễn Phương Danh, khi đó đang là học sinh lớp 12 chuyên Anh (trường THPT Nguyễn Thượng Hiền ở TP.HCM).

Ngay lập tức, bộ sách đã tạo được làn sóng dư luận khá tích cực khi nhiều người dành lời khen cho sự sáng tạo của nam sinh. Với cách sắp xếp, thiết kế bố cục hình ảnh, nội dung gọn gàng, chỉn chu, đặc biệt là rất hiện đại, hợp xu hướng... Phương Danh cho thấy tài thẩm mĩ của mình.

Khả năng sáng tạo của Danh có được một phần từ gia đình. Bố cậu là kỹ sư của công ty Nhật, còn anh trai từng đoạt huy chương Vàng môn Toán quốc gia.

2 lần học sinh Việt Nam thay áo mới SGK lớp 12: Đẹp như tạp chí, bị chê không thực tiễn nhưng cách phản ứng nhận nhiều lời khen! - Ảnh 7.

Bộ sách giáo khoa Lịch sử remake gây bão 4 năm trước

2 lần học sinh Việt Nam thay áo mới SGK lớp 12: Đẹp như tạp chí, bị chê không thực tiễn nhưng cách phản ứng nhận nhiều lời khen! - Ảnh 8.

Được biết, dự án này do nam sinh tự nghiên cứu, sưu tầm thêm hình ảnh, dữ liệu... rồi tự tay thiết kế thành những cuốn sách - đồ họa sinh động, khơi gợi hứng thú cho người xem dựa trên nội dung đã có trên sách.

Danh từng cho biết, trước khi thực hiện bộ sách, cậu bạn chưa bao giờ hứng thú với bộ môn này. Danh từng nghĩ môn Sử nhàm chán, mở ra chỉ toàn con số, chữ viết và các nhân vật.

Nhưng hè năm lớp 11, Danh nghĩ phải làm thế nào để SGK Lịch sử trở nên sinh động và hút mắt. Cho nên cậu bạn đã tập trung vào việc thiết kế lại phần ảnh cho những trang sách.

Phần mềm Danh dùng là Indesign và Photoshop. Cậu bạn từng tâm sự: "Khi bắt tay vào thực hiện, mình không đặt nặng việc phải làm bộ sách này thật hoàn thiện, xuất sắc mà chỉ xem nó là cơ hội cho bản thân thỏa sức sáng tạo, luyện tay vẽ cũng như tạo hứng thú giúp mình cân bằng việc học khi hầu hết thời gian chỉ dành cho các môn học chính".

2 lần học sinh Việt Nam thay áo mới SGK lớp 12: Đẹp như tạp chí, bị chê không thực tiễn nhưng cách phản ứng nhận nhiều lời khen! - Ảnh 9.

4 năm trước, Phương Danh đã có ý tưởng thiết kế lại sách giáo khoa Lịch sử


Thiết kế SGK còn nhiều thiếu sót nhưng cũng thể hiện sự đầu tư học hành của Gen Z!

Sau những lần sáng tạo lại giao diện cho SGK, rất nhiều người đã hưởng ứng cách làm mới này của học trò. Tất nhiên, ở góc độ người học, học sinh sẽ có thêm hứng thú học tập SGK đẹp mắt hơn.

Một số bình luận của tụi học sinh dưới bài viết chia sẻ của Bảo Nam:

- "Thực sự dự án này rất tốt, nó làm thay đổi cách nhìn nhận và làm cho mình cảm thấy hứng thú hơn với môn học, thực sự ý tưởng rất hay ho!"

- "Quá sáng tạo, thay vì những cuốn sách dày chữ thông thường thì học sinh có thể nhờ qua bộ sách này để học dễ dàng hơn. Dù không thể phủ nhận là bộ sách hiện tại đã khá ổn nhưng thẩm mỹ mỗi năm lại khác đi nên thiết kế cũng phải hợp thời!"

- "Mình thích các loại sách này cực. Hình như trong số các loại sách thì sách Văn với Toán là giấy in mỏng và tệ nhất vì hai cuốn đó quan trọng nên buộc phải giảm chất liệu giấy để có giá thành rẻ, ai cũng mua được. Tuy nhiên theo cá nhân mình thì sách đẹp khiến việc học sẽ hứng thú hơn và mình cũng thích cách phối 2 tông màu với nhau. Nhìn đơn giản và đẹp mắt."

2 lần học sinh Việt Nam thay áo mới SGK lớp 12: Đẹp như tạp chí, bị chê không thực tiễn nhưng cách phản ứng nhận nhiều lời khen! - Ảnh 11.
2 lần học sinh Việt Nam thay áo mới SGK lớp 12: Đẹp như tạp chí, bị chê không thực tiễn nhưng cách phản ứng nhận nhiều lời khen! - Ảnh 12.

Ngoài những lời khen, một số góp ý bày tỏ sự lo ngại của mình về tính thực tiễn nếu bộ sách được sử dụng ngoài đời thật. Trong đó, thắc mắc về chi phí sản xuất là điều được nhiều người quan tâm.

Một dân mạng chia sẻ quan điểm: "Sách design giống tạp chí, cũng đẹp đấy nhưng giá thành sản xuất sẽ cao lắm, khi ấy giá bộ sách cũng sẽ cao hơn, học sinh có điều kiện thì không nói, chỉ sợ học sinh không có điều kiện thì lại thêm chi phí khổ các em. Nếu chi phí sản xuất phát triển được hỗ trợ không ăn vào giá xuất bản thì hoan nghênh. Mà xem chừng có vẻ khó!".

Tuy nhiên, xét một khách quan, việc 2 nam sinh tự thiết kế lại SGK cũng bắt đầu từ chuyện tốt: Học sinh quan tâm đến chuyện học, muốn cải thiện chất lượng học tập của chính mình.

2 lần học sinh Việt Nam thay áo mới SGK lớp 12: Đẹp như tạp chí, bị chê không thực tiễn nhưng cách phản ứng nhận nhiều lời khen! - Ảnh 13.

Do tự thiết kế nên cả Phương Danh lẫn Nam Bảo đều bị chê trách ít nhiều về sự thiếu hụt và sai sót trong khâu biên soạn lại SGK. Nhưng cả 2 chỉ mới học sinh phổ thông thôi!

Cả 2 nam sinh đều coi đây là việc làm giải trí trong lúc học, hai bạn tự thiết kế sách với mục đích giúp bản thân học tốt hơn. Bên cạnh đó, cả hai cũng rất biết tiếp thu khi nhận về ý kiến trái chiều.

Việc cả hai thiết kế lại SGK cũng thể hiện học sinh ngày càng quan tâm và đầu tư hơn về chuyện học. Như GS Phạm Hồng Tung (chủ biên chương trình môn Lịch sử) cũng từng nhận xét về bộ SGK thiết kế của nam sinh Phương Danh:

"Lâu nay chúng ta hay nói lấy học sinh làm trung tâm, nhưng không thấy ai hỏi các em học sinh có bình luận nào về SGK mới, có nguyện vọng về học SGK phổ thông nói chung chứ không riêng gì môn Sử. Và dạy học môn Sử gặp nhiều khó khăn, cách dạy nhồi nhét, học liệu nghèo nàn, học sinh chán môn Sử.

Tuy thiết kế còn nhiều nhược điểm về nội dung nhưng với nền tảng tri thức của của học sinh cấp 3 có thể thông cảm được. Phải ghi nhận công sức cao khi em tham khảo không ít SGK lịch sử nước ngoài, học kinh nghiệm nước ngoài: Ảnh nhiều, chữ ít, chữ mới không áp đặt, câu hỏi ôn tập mở, cấu trúc giống SGK nước ngoài. Điều này trùng ý tưởng với những người biên soạn chương trình giáo dục phổ thông và lịch sử, đã soạn thực nghiệm chương trình".

Tổng hợp

https://ahadep.com/2-lan-hoc-sinh-viet-nam-gay-bao-khi-thay-ao-moi-sgk-lop-12-dep-khong-khac-gi-tap-chi-sang-tao-ma-con-rat-biet-tiep-thu-20220210150519092.chn