2 mẹo để làm chủ tiền bạc giúp bạn sống sót “ngon ơ” nếu gặp biến gì đi nữa, nhà cửa cũng từ đây mà ra

Một kế hoạch tài chính thành công bắt đầu với các mục tiêu rõ ràng.

Tiết kiệm tiền rất quan trọng khi muốn có một cuộc sống tài chính dồi dào hơn. Có tiền trong ngân hàng có thể giúp bạn vượt qua những trường hợp khẩn cấp hoặc thực hiện ước mơ sở hữu một ngôi nhà dễ dàng hơn. Đặt mục tiêu tiền bạc rõ ràng là bước đầu tiên để tiết kiệm trở thành thói quen tài chính của bạn.

Tại sao bạn cần thiết lập các mục tiêu tài chính?

Đặt mục tiêu tài chính cho phép bạn dễ dàng thực hiện những hy vọng và ước mơ. Nó bắt đầu với việc chọn một mục tiêu, sau đó phát triển một kế hoạch để đạt được nó. Mục tiêu tài chính của bạn nên tuân thủ nguyên tắc SMART: cụ thể (specific), có thể đo lường (measurable), có thể đạt được (attainable), thực tế (relevant), thời gian hoàn thành (time-bound).

Việc vạch ra các mục tiêu tiền bạc theo cách này có thể cung cấp cho bạn định hướng và động lực để theo đuổi chúng. Mục tiêu SMART có thể trông như thế này đối với quỹ khẩn cấp:

Thiết lập mục tiêu tài chính: Tưởng khó nhằn nhưng chỉ cần 2 mẹo sau đây bạn có thể làm chủ tiền bạc - Ảnh 1.

Hành động cần thực hiện: Đặt hai mục tiêu tiết kiệm cho năm nay

Khi đặt mục tiêu tài chính, chỉ cần 2-3 điều là đủ. Đôi khi “ít hơn” có thể tạo ra nhiều giá trị hơn. Đặt ra quá nhiều mục tiêu và bạn có thể cảm thấy hoàn toàn bị choáng ngợp. Điều đó có thể khiến bạn bỏ cuộc trước khi bắt đầu.

Nếu bạn không chắc nên tập trung vào điều gì với mục tiêu tiền bạc của mình, có một cách đơn giản để tiếp cận nó. Chọn một mục tiêu tài chính mà bạn có thể đạt được trong ngắn hạn và một cái khác để tập trung vào dài hạn.

Mục tiêu tài chính ngắn hạn: Xây dựng khoản tiết kiệm khẩn cấp

Quỹ khẩn cấp có thể là cứu cánh khi bạn có một khoản chi tiêu đột xuất. Ví dụ, bạn có thể cần dựa vào tiết kiệm nếu bị cho thôi việc hoặc sàn nhà của bạn bị hỏng. Bên cạnh đó, tiết kiệm ngắn hạn có thể cho phép bạn tự do sử dụng tiền lương của mình.

Hơn thế nữa, cảm giác an toàn trong tài chính rất quan trọng. Đặc biệt bạn có thể cảm thấy điều đó khi biết rằng quỹ khẩn cấp của bản thân luôn sẵn sàng nếu bạn cần.

Nếu bạn không có hoặc đã cạn kiệt trong quỹ khẩn cấp, việc tiết kiệm cho những trường hợp không lường trước được nên được ưu tiên hơn các mục tiêu tiết kiệm khác trong ngắn hạn. Đầu tiên, hãy xác định số tiền bạn cần và muốn tiết kiệm.

Thiết lập mục tiêu tài chính: Tưởng khó nhằn nhưng chỉ cần 2 mẹo sau đây bạn có thể làm chủ tiền bạc - Ảnh 2.

Ví dụ, bạn có thể muốn tiết kiệm chi phí từ ba đến sáu tháng. Hoặc bạn có thể chọn tiết kiệm một số tiền đã định. Sau đó, bạn có thể chia nhỏ mục tiêu đó ra để xác định số tiền bạn cần tiết kiệm mỗi tháng để đạt được mục tiêu đó.

Vì vậy, nếu bạn muốn tiết kiệm 50 triệu đồng cho những trường hợp khẩn cấp trong năm tới, bạn cần phải đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 4 triệu mỗi tháng.

Mục tiêu tài chính dài hạn: Nghĩ đến những tài sản lớn hơn

Khi đặt mục tiêu kiếm tiền thứ hai, hãy cân nhắc xem bạn muốn hoàn thành điều gì trong 5, 10 hoặc thậm chí 20 năm tới. Ví dụ, bạn có thể muốn mua một ngôi nhà. Do đó, tiết kiệm tiền mặt cho một khoản thanh toán trước có thể là mục tiêu kiếm tiền lớn của bạn. Hoặc bạn có thể muốn tích trữ tiền để nghỉ hưu.

Khi đặt mục tiêu tài chính dài hạn, hãy bắt đầu tính toán ra số tiền bạn muốn tiết kiệm ở một mốc đã định sẵn trong tương lai. Tiếp theo, “lùi lại" hiện tại để tìm ra những gì bạn cần tiết kiệm hàng tháng hoặc hàng năm.

Thiết lập mục tiêu tài chính: Tưởng khó nhằn nhưng chỉ cần 2 mẹo sau đây bạn có thể làm chủ tiền bạc - Ảnh 3.

Ví dụ: nếu bạn muốn tiết kiệm 400 triệu đồng để mua nhà trong vòng 4 năm tới, bạn cần tiết kiệm 100 triệu mỗi năm. Nếu tính theo tháng, con số đó khoảng 8.3 triệu, chưa tính đến lãi kép từ tiết kiệm ngân hàng hoặc lãi đầu tư.

Đặt mục tiêu là một mắt xích quan trọng trong chuỗi tài chính khi bạn hướng tới nền tảng tiền bạc vững chắc hơn. Khi bạn đã đặt ra một số mục tiêu lớn hơn, bạn có thể bắt đầu tinh chỉnh chúng.

Chẳng hạn, tiếp theo, bạn có thể chuyển trọng tâm sang việc xây dựng các khoản tiết kiệm ngắn hạn cho những điều thú vị trong cuộc sống hoặc cho những sự kiện bất ngờ.

https://ahadep.com/2-meo-de-lam-chu-tien-bac-giup-ban-song-sot-ngon-o-neu-gap-bien-gi-di-nua-nha-cua-cung-tu-day-ma-ra-20220309212747635.chn