Bóc trần sự thật về nghề Food Reviewer qua lời kể của người trong cuộc (Kỳ 1): Liệu có phải "tối ngày chỉ cần ngồi ăn cũng hái ra tiền"?

Hái ra tiền nhờ "ăn giùm thiên hạ", nghề Food Reviewer có thực sự "sung sướng" như mọi người thường đồn thổi?

Food Reviewer vốn không phải là lĩnh vực quá mới mẻ, vì đã xuất hiện nhan nhản khắp Facebook, YouTube hay Instagram từ rất lâu. Tuy nhiên chỉ 1-2 năm trở lại đây, cụm từ này mới bắt đầu nổi lên như một hiện tượng kể từ khi có sự xuất hiện của TikTok. Phải khẳng định rằng kể từ ngày có mạng xã hội này, ngày càng nhiều bạn trẻ lựa chọn dấn thân sang con đường review ăn uống.

Bóc trần sự thật về nghề Food Reviewer qua lời kể của người trong cuộc (Kỳ 1): Liệu có phải tối ngày chỉ cần ngồi ăn cũng hái ra tiền? - Ảnh 1.

Ninh Tito - một trong những Food Reviewer nổi đình đám trên mạng xã hội Việt Nam

Được xem là nghề "ăn thử giúp thiên hạ", những bạn trẻ này phải đưa ra cảm nhận cá nhân về hương vị, chất lượng dịch vụ, vấn đề vệ sinh, giá cả… của một quán xá. Từ đó, họ sẽ sản xuất những nội dung bao gồm hình ảnh, video, bài viết đăng lên các diễn đàn mạng xã hội, mục đích chính là giới thiệu được địa điểm ăn ngon đến càng nhiều người càng tốt.

Bóc trần sự thật về nghề Food Reviewer qua lời kể của người trong cuộc (Kỳ 1): Liệu có phải tối ngày chỉ cần ngồi ăn cũng hái ra tiền? - Ảnh 2.

Pít Ham Ăn - "idol tóp tóp" với những video review ăn uống triệu view

Được cộng đồng mạng gán cho những danh xưng đại loại như "Phét Rì Viu", "ngồi mát ăn bát vàng", "việc nhẹ lương cao"… nhưng cũng hiếm người biết công việc này có nhiều góc khuất khó nói. Qua lời kể của một TikToker đang hoạt động trong lĩnh vực review ăn uống, hy vọng chúng ta - những thực khách, khán giả sẽ có thêm cho mình góc nhìn đa chiều xoay quanh công việc này.

Food Reviewer kiếm tiền như thế nào?

Đến hàng quán ăn uống xong phải trả tiền là lẽ hiển nhiên. Thế nhưng đối với các Food Reviewer, chẳng những được miễn phí bữa ăn mà đôi lúc họ còn "bỏ túi" một số tiền kha khá trước khi ra về. Đây cũng là hình thức thu nhập phổ biến nhất trong lĩnh vực này: Nhận booking/quảng cáo cho các nhãn hàng và quán xá.

Trong xã hội, có cầu ắt phải có cung, nhất là ở thời đại marketing lên ngôi như hiện nay thì chuyện các nhà hàng, quán xá book những người có sức ảnh hưởng đến trải nghiệm và review là chuyện thường tình. Rõ ràng, chẳng một Food Reviewer nào dám vỗ ngực khẳng định "tôi không nhận PR" cả!

Bóc trần sự thật về nghề Food Reviewer qua lời kể của người trong cuộc (Kỳ 1): Liệu có phải tối ngày chỉ cần ngồi ăn cũng hái ra tiền? - Ảnh 3.

@nai.nguyen

Thông thường, các TikToker với từ vài nghìn followers trở lên đều có thể đặt những đường link bio chứa thông tin cá nhân để các nhãn hàng, chủ quán, agency (công ty truyền thông - quảng cáo) dễ dàng liên hệ trao đổi về công việc, mà cụ thể hơn là để hỏi chi phí PR. Sau khi đạt được thoả thuận, Food Reviewer chỉ cần hẹn ngày giờ đến quán để trải nghiệm dịch vụ và bữa ăn, sản xuất những hình ảnh, video review lung linh và đăng tải lên kênh mình.

Bóc trần sự thật về nghề Food Reviewer qua lời kể của người trong cuộc (Kỳ 1): Liệu có phải tối ngày chỉ cần ngồi ăn cũng hái ra tiền? - Ảnh 4.

@hukha.foodaholic

Như vậy, nếu nói các reviewer "chỉ cần ăn cũng hái ra tiền" là hơi phiến diện, vì rõ ràng ngoài chuyện ăn, họ còn phải bỏ thời gian để quay chụp, lên ý tưởng, edit, thu âm, hậu kỳ… để cho ra sản phẩm cuối cùng.

Hơn nữa, nếu nghĩ nguồn thu nhập của các Food TikToker chỉ thông qua việc nhận quảng cáo thì bạn đã sai lầm. Với sức ảnh hưởng của mình, họ còn có thể kiếm tiền dựa trên các nền tảng như YouTube, Facebook. Thậm chí, tiếp thị liên kết (affiliate marketing) hay kinh doanh online cũng là hình thức giúp nhiều reviewer tăng thêm thu nhập hàng tháng.

Bóc trần sự thật về nghề Food Reviewer qua lời kể của người trong cuộc (Kỳ 1): Liệu có phải tối ngày chỉ cần ngồi ăn cũng hái ra tiền? - Ảnh 5.

@tebefood

Làm việc với chủ quán, nhãn hàng hay các agency có "dễ thở" như bạn nghĩ?

Rõ ràng, không có một công việc chân chính nào kiếm ra tiền dễ dàng cả. Các TikToker cũng phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" không ít lần khi làm việc cùng những khách hàng khó tính. Chuyện một sản phẩm phải sửa đi sửa lại 7749 lần mới được đăng là hết sức bình thường.

Hot TikToker Long Chun từng gây tranh cãi ầm ĩ trên mạng xã hội về chuyện tiết lộ thu nhập của bản thân. Trong một livestream, anh khẳng định rằng việc "trả giá booking như mớ rau ngoài chợ" đối với cá nhân mình chẳng bao giờ xảy ra. Nhưng đó là với những người sở hữu cả triệu follow, có sức ảnh hưởng mạnh như anh mà thôi! Trên thực tế, chuyện các chủ quán, agency "trả giá" khi booking review ăn uống là hoàn toàn có thật.

Bóc trần sự thật về nghề Food Reviewer qua lời kể của người trong cuộc (Kỳ 1): Liệu có phải tối ngày chỉ cần ngồi ăn cũng hái ra tiền? - Ảnh 6.

@trangnhimtron

Lấy một ví dụ đơn giản, giá của một Food Reviewer đình đám với hơn nửa triệu follow trên TikTok là 5 triệu đồng/video (chưa tính các chi phí khác). Khi lên hệ, khách hàng (chủ yếu là agency, bộ phận marketing) có quyền đề nghị các TikToker này giảm giá xuống một tí để "tạo quan hệ làm việc lâu dài", mà cụ thể hơn là lời hứa sẽ giới thiệu nhiều job quảng cáo khác trong thời gian ngắn để có lợi cho đôi bên.

Đối với các chủ quán xá, nhà hàng, chuyện "trả giá" diễn ra còn thường xuyên hơn vì suy cho cùng, quá trình liên hệ làm việc không quá "máy móc" như các agency. Đối với trường hợp này, chuyện trả giá quảng cáo còn tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh của quán cũng như kinh nghiệm booking nhiều Food Reviewer khác nhau. Những câu đại loại như "anh/chị bán bình dân mà, giảm giá tí đi em" hay "sao bạn này giá rẻ vậy mà kênh em lấy cao thế?" xuất hiện thường xuyên như cơm bữa.

Bóc trần sự thật về nghề Food Reviewer qua lời kể của người trong cuộc (Kỳ 1): Liệu có phải tối ngày chỉ cần ngồi ăn cũng hái ra tiền? - Ảnh 7.

"Lần trước" của chị ý chỉ thời điểm cách đây... hơn 1 năm

Bóc trần sự thật về nghề Food Reviewer qua lời kể của người trong cuộc (Kỳ 1): Liệu có phải tối ngày chỉ cần ngồi ăn cũng hái ra tiền? - Ảnh 8.

Chuyện bị so sánh giá booking với bên này, bạn nọ là thường xuyên như cơm bữa

Bóc trần sự thật về nghề Food Reviewer qua lời kể của người trong cuộc (Kỳ 1): Liệu có phải tối ngày chỉ cần ngồi ăn cũng hái ra tiền? - Ảnh 9.

Một khách hàng thật thà "khui" giá tất cả các hot TikToker mảng Food để dễ dàng so sánh

"Có lần nọ đại diện marketing của một nhà hàng nổi tiếng tại Quận 3 liên lạc với mình để nhờ review set menu mới. Đây là lần thứ 2 họ liên hệ lại sau khi video đầu tiên mình đăng tải được lên xu hướng, giúp nhà hàng tiếp cận nhiều thực khách hơn. Lần đầu tiên khi kênh chưa đủ lớn mạnh, họ chỉ mời mình đến dùng bữa miễn phí chứ không hề đề cập gì tới chi phí booking. Lần này, mình thẳng thắn trao đổi về chuyện đó và nhận lại được câu trả lời rằng vì đã free tiền bữa ăn nên không thể hỗ trợ thêm chi phí gì nữa…"

Bóc trần sự thật về nghề Food Reviewer qua lời kể của người trong cuộc (Kỳ 1): Liệu có phải tối ngày chỉ cần ngồi ăn cũng hái ra tiền? - Ảnh 10.

Thông thường, đã liên hệ booking thì các quán xá phải chi trả luôn tiền bữa ăn cho Food Reviewer

Chỉ mới chuyện báo giá quảng cáo mà đã lắm điều để nói như vậy, những tranh cãi, hiểu lầm hay bức xúc trong quá trình làm việc chung có kể tới mai chắc cũng chưa xong. Nhắc đến những job booking, hầu hết các Food Reviewer đều cảm thấy ám ảnh vì bị… dí deadline chẳng khác nào học đại học hay đi làm công ty. "Em ơi có clip chưa", "sao anh/chị chưa thấy bài lên", "làm video lâu quá vậy em"… là những mẫu câu cực kỳ quen thuộc trong từ điển làm nghề của các Food Reviewer.

Tai nạn nghề nghiệp: Nhiều vô số kể!

Làm công việc gì cũng khó tránh khỏi những sơ suất, sự cố hi hữu. Với tần suất ăn uống "khủng" mỗi ngày, chuyện lạc đường, đi quay xong về nhà "bụng đánh lô tô" vì nhồi nhét quá nhiều chắc hẳn Food Reviewer nào cũng từng trải qua. Thậm chí đôi lúc còn bị… ăn chửi vì giơ điện thoại lên quay mà quên xin phép, nếu không chú ý thì còn bị giật mất điện thoại như chơi.

"Nghe hơi buồn cười nhưng một trong những tai nạn thường gặp nhất là bị bạn đồng hành… bùng kèo phút chót, không chỉ một lần mà rất rất nhiều lần. Lúc đó, một mình phải ngồi chén sạch mớ đồ ăn do quán chuẩn bị, cảm giác 'phê’ không tả nổi"

Bóc trần sự thật về nghề Food Reviewer qua lời kể của người trong cuộc (Kỳ 1): Liệu có phải tối ngày chỉ cần ngồi ăn cũng hái ra tiền? - Ảnh 11.

@ansapsaigon

Về mặt thiết bị, dù xài điện thoại cao cấp đến mấy nhưng chắc gì chuyện đi "tác nghiệp" được trơn tru khi điều kiện thời tiết không chiều lòng người, bị mất/thiếu source, quay bị hư, rung lắc, out nét… Đăng sản phẩm lên kênh xong xuôi rồi thì biết đâu bị TikTok bóp tương tác vì vi phạm nguyên tắc cộng đồng, hay bị gỡ nhạc, tắt luôn âm thanh video triệu view vì dính bản quyền… Lúc đó, hụt hẫng là cảm giác dễ thấy nhất trên gương mặt những người làm nghề.

Bóc trần sự thật về nghề Food Reviewer qua lời kể của người trong cuộc (Kỳ 1): Liệu có phải tối ngày chỉ cần ngồi ăn cũng hái ra tiền? - Ảnh 12.

@nofoodphobia

Công việc nào cũng vậy, nếu không có khó khăn hay thử thách thì chẳng bao giờ giúp ta tiến bộ. Nghề "ăn thử giùm thiên hạ" cũng như "làm dâu trăm họ", khó tránh khỏi những ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng. Cùng đón chờ Kỳ 2 series bóc trần sự thật liên quan đến Food Reviewer để tiếp tục hé lộ những góc khuất khó tin về công việc này nhé.

(to be continued)

https://ahadep.com/boc-tran-su-that-ve-nghe-food-reviewer-qua-loi-ke-cua-nguoi-trong-cuoc-ky-1-lieu-co-phai-toi-ngay-chi-can-ngoi-an-cung-hai-ra-tien-20220401235556128.chn